Pakistan là đất nước có thị trường ô tô kỳ lạ nhất trên thế giới. Người mua có thể "tậu" xe mới, sử dụng nhiều năm nhưng khi bán lại có thể giá cao hơn ban đầu.
Mới đây, trên tờ Bloomberg, Muhammad Rameez - Giám đốc bán hàng Foundation Securities khẳng định, ông từng mua chiếc hatchback từ Suzuki vào năm 2019. Hiện tại, chiếc xe đã đi được 3 năm với 12 nghìn km nhưng khi bán lại thu về số tiền lớn hơn 65% so với con số bỏ ra ban đầu.
Đối với 1 chiếc Toyota Corolla mới tại Pakistan được mua với giá 2 triệu rupee (8.765 USD). Thế nhưng, sau 5 năm được bán lại với giá cao hơn 60% (3,2 triệu rupee) mà chưa cần tính tới lạm phát.
Lý giải về việc giá trị ô tô tại Pakistan tăng cao ngay cả với xe cũ là do tiền mất giá, thị trường bị bảo hộ quá nghiêm ngặt và lạm phát cao. Người trung gian, thường được gọi là "nhà đầu tư", mua xe mới với số lượng lớn và bán lại với giá cao.
Việc người dân Pakistan sẵn sàng chi trả số tiền cao hơn cho 90% xe bán ra ngoài thị trường, với con số chênh lệch trong 5 năm qua lên tới 170 tỉ rupee (hơn 774 triệu USD).
Các hãng xe trên toàn cầu cũng phải ngạc nhiên khi thấy người tiêu dùng chấp nhận bỏ thêm tiền ngoài khoản cần thiết để mua ô tô.
Nếu không muốn trả thêm tiền, người mua xe tại đây có thể phải chấp nhận các rủi ro khác.
Trước đó, Subhan Mohsin Ahmed đặt mua một chiếc Honda Civic 2022 vào tháng 3 năm nay, nó có giá 5,3 triệu rupee và ông được thông báo phải chờ một năm để giao xe.
Kể từ đó đến nay, gia xe đã tăng 33% và được dự báo sẽ tăng hơn. Việc người mua chấp nhận con số cao hơn bởi hợp đồng mua xe tại Pakistan yêu cầu người dùng trả một khoản tiền nhỏ khi đặt mua. Phần lớn còn lại sẽ dựa theo giá xe ở thời điểm bàn giao.
Hiện, thị trường xe của Pakistan có doanh số chỉ thường đạt 120.000 tới 220.000 xe mỗi năm từ 2004 tới nay - con số không đủ để thuyết phục các hãng mở nhà máy lớn trong nước. Họ nhập khẩu phần lớn linh kiện rồi lắp ráp xe tại đây.
Về quy trình, nhà máy chỉ bắt đầu lắp ráp sau khi xác định có đơn hàng, dẫn tới thời gian chờ lâu như ta nói ở trên.
Pakistan không phải là thị trường duy nhất trên thế giới chứng kiến xu thế kỳ lạ này. Theo Bloomberg, Ai Cập cũng là một quốc gia đang cho thấy dấu hiệu tương tự.
Ảnh: Internet