Số tiền thuế truy thu của công ty Honda Viêt Nam lên đến hơn 400 tỷ đồng, đợt đầu tiên công ty chỉ mới nộp 182 tỷ đồng và chưa chịu nộp hơn 200 tỷ vào ngân sách mãi đến cuối tháng 6/2015.
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 4/2015, Thứ trưởng Bộ tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuân cho biết, cơ quan thuế đã tiến hành thanh tra Honda Việt Nam vào năm 2014. Kết quả, cơ quan thuế đã truy thu, yêu cầu nộp bổ sung và phạt doanh nghiệp này gần 400 tỷ đồng, chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp.
Sau khi nhận được quyết định này, công ty Honda Việt Nam chỉ mới nộp ngân sách 182 tỷ đồng, số tiền truy thu và phạt mà Honda Việt Nam còn phải nộp nữa là khoảng 200 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho biết, vào năm 1997, Honda Việt Nam có quota nhập khẩu 2.000 bộ linh kiện CKD xe Dream từ Thái Lan để lắp ráp dòng xe máy này và chuẩn bị bán ra thị trường. Theo thời gian như vậy thi thời điểm bắt đầu tính ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho Honda Việt Nam phải từ năm 1997, đồng nghĩa với thời gian ưu đâĩ thuế của Honda Việt Nam phải kết thúc vào năm 2012.
Vậy nhưng, thời gian qua doanh nghiệp vẫn chưa nộp khoản truy thu thuế này là bởi công ty Honda Việt Nam vẫn đang tranh luận với Bộ Tài chính về thời điểm áp dụng ưu đãi thuế như trên. Theo Honda Việt Nam, đến năm 2008, doanh nghiệp này mới bán ra thị trường những chiếc xe máy Super Dream đầu tiên, nên thời điểm ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp phải được tính từ thời điểm này đến năm 2013, chứ không phải vào năm 2012 như Bộ Tài chính yêu cầu.
Về việc nhập linh kiện Dream trong những năm 1997, đại diện Honda Việt Nam cho biết, nhập 2.000 bộ linh kiện này là để phục vụ công tác đào tạo, huấn luyện công nhân của liên doanh nên Bộ Tài chính không thể áp dụng thời điểm ưu đãi tính thuế từ năm 1997 mà phải lấy thời điểm bắt đầu từ 1998.
Trong khi công ty Honda Việt Nam xuất hiện vụ việc này thì trước đó đã có những hướng dẫn cụ thế của phía địa phương tỉnh Vĩnh Phúc. Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã bày tỏ ý kiến thẳng thắn với nhà đầu tư cam kết của chính quyền địa phương hay Trung ương đếu là của phía Việt Nam và cần tôn trọng cam kết. Còn lỗi đưa ra các hướng dẫn không hợp quy định và khác nhau thì giữa các nội bộ cơ quan các cấp các ngành Việt Nam nên xử lý nội bộ. Để khi nhà đầu tư hỏi sẽ được cơ quan chức năng hướng dẫn làm theo.
Trao đổi trên Tuổi Trẻ vào ngày 26/4/2015, phó tổng giám đốc thứ nhất Honda Việt Nam, ông Hồ Mạnh Tuấn cho rằng đã có nhiều hiểu nhầm trong việc thanh tra thuế ở Honda Việt Nam với việc thanh tra các doanh nghiệp có dấu hiệu kê khai lỗ và chuyển giá.
Liên quan đến số tiền nợ thuế của Honda Việt Nam do cơ quan thuế đã thông báo, ông Tuấn cho biết trong những năm 2013-2014 Honda Việt Nam đã thanh toán đầy đủ nhưng vẫn chưa đồng ý với số tiền nợ thuế khoảng 200 tỷ đồng mà Bộ Tài chính thông báo.
Cả hai bên vẫn chưa thống nhất được số tiền nợ thuế mà Honda Việt Nam sẽ phải thực hiện. Hiện tại hai bên vẫn đang tranh luận về hai cách áp thuế nên chưa thể đi đến thống nhất số tiền phải đóng.
Một vị lãnh đạo Bộ Tài chính công nhận khoản tiền Honda Việt Nam chưa nộp trên thực tế Bộ Tài chính đã xem xét kiến nghị của Honda Việt Nam hai lần, tuy nhiên Honda Việt Nam vẫn chưa chịu nộp và đề nghị cần có ý kiến cấp cao hơn.
Vì vậy hiện Bộ Tài chính đang xin ý kiến các bộ, ban ngành liên quan để trình Thủ tướng. Bộ sẽ có những biện pháp cần thiết, nghiêm minh để buộc Honda Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Ông Minoru Kato trao đổi về những khác biệt giữa thời gian tính thuế của nhà nước và doanh nghiệp |
Mặc dù đến thời điểm 22/5/2015, Honda Việt Nam vẫn chưa nhận được thông báo mới từ các cấp cao hơn Bộ Tài chính song ông Minoru KaTo – Tổng giám đốc Honda Việt Nam chia sẻ : chuyện nộp thuế trước thời hạn chắc chắn sẽ đưa ra những ảnh hưởng đến hoạt động công ty, nhưng công ty cũng sẽ tuân thủ quyết định cuối cùng của Chính phủ về vấn đề này.
Kéo dài mãi đến thời điểm cuối tháng 6, 29/6 vừa qua, công ty Honda Việt Nam vừa mới nộp thêm một khoản truy thu thuế vào ngân sách nhà nước trị giá 297 tỷ đồng.
Trao đổi trên Tuổi trẻ, ông Doãn Tiến An, Cục trưởng cục Thuế Vĩnh Phúc cho biết, khoản tiền mà Honda Việt Nam vừa bổ sung nộp là khoản truy thu từ chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi với thuế suất phổ thông từ ngày 1/7 đến 31/12/2012.
Hoài An (Tổng hợp)