Tùy vào quan niệm mà mỗi gia đình sẽ bày những lễ vật khác nhau khi cúng Ông Công ông Táo. Tuy nhiên, trong mâm cúng tuyệt đối không nên bày món này.
Cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời vào ngày 23 tháng chạp là tục lâu đời của người Việt Nam. Tại mỗi địa phương, mỗi vùng miền sẽ có cách bày mâm cũng khác nhau.
Trong cuốn Tục thờ cúng của người Việt, tác giả Bùi Xuân Mỹ ghi, Táo quân thường được tôn là Đệ nhất gia chi chủ. Vì vậy, mỗi khi muốn cúng lễ, người xưa đều phải cúng Táo quân trước và xin phép ngài để những vị được cúng lễ có thể tới phối hưởng, tờ Lao Động trích dẫn nguồn trong cuốn Tục thờ cúng của người Việt.
Người Việt Nam thường làm lễ tiễn ông Công, ông Táo. Ảnh internet |
Chính vì vậy, việc chuẩn bị lễ cũng táo quân được các gia đình chuẩn bị rất tươm tất. Có gia đình tiễn ông Táo về trời với những món ngọt hoặc các món ăn truyền thống cùng giấy tiền vàng mã, hia và áo mũ, cá chép giấy. Mâm cỗ sẽ tùy thuộc vào mỗi gia đình, quan trọng nhất là lòng thành tâm. Trong mâm cỗ mặn thường có các món ăn như xôi, bánh chưng, giò lụa, canh, gà luộc…
Tuy nhiên, các gia chủ lưu ý không nên để món cá rán lên mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo về trời. Nhiều gia đình cho rằng, cúng cá rán thay vì phóng sinh cá như các nơi khác đều là cách "gửi" phương tiện đi lại cho các vị Táo quân.
Không nên cúng cá rán trong ngày ông Công ông Táo. Ảnh internet |
Trao đổi với PV Khám Phá về vấn đề này, nhà nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú cho biết, mẫu gốc của mâm cỗ cúng Táo Quân là cúng cá sống và thả cá chép xuống sông, suối sau đó để cá chép hóa rồng.
“Lễ mặn khi cúng Táo Quân phải có cá sống. Việc cúng cá rán sẽ không vi phạm nhưng không đúng mới mẫu gốc. Ngoài ra, mọi người có thể cúng các loại cá khác, nếu không có cá chép rồi sau đó thả xuống sông, suối để cá chép hoá rồng”, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú cho biết.
Hà Trang (tổng hợp)