Tháng Chạp hay còn biết đến là tháng cuối cùng trong một năm âm lịch. Năm nay, ngày Rằm tháng Chạp rơi vào thứ Tư, ngày 27/1/2021 theo lịch dương.
Hiện nay, nhiều người rất coi trọng lễ cúng Rằm tháng Chạp bởi đây là tháng cuối cùng, lại là thời điểm cận Tết nên cần làm tươm tất, trọn vẹn.
Từ xưa đến nay, người ta không quá cầu kỳ trong việc chọn giờ cúng rằm tháng Chạp. Gia chủ có thể được tổ chức vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch.
Tùy từng cách thức tiến hành của từng gia chủ nên việc cúng lễ chay hay mặn cũng có sự chuẩn bị khác nhau.
Lễ cúng chay sẽ có những món đồ như sau: Hoa quả, trầu cau, nước sạch, hương, tiền vàng, nến...
Lễ cúng mặn sẽ có những món đồ sau: Khoanh giò hoặc chả, xôi hoặc bánh chưng, thịt gà...
Lễ vật cúng Rằm tháng Chạp không cần quá cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy mà quan trọng hơn cả là gia chủ cần phải thành tâm, thành ý. Tùy vào vùng miền, địa phương và văn hóa mỗi nhà mà lựa chọn đồ lễ dâng lên phù hợp là đồ chay hoặc mặn. Lưu ý các gia đình không nên lạm dụng đốt quá nhiều vàng mã khi cúng.
Những lưu ý khi cúng Rằm tháng Chạp:
Tùy theo phong tục địa phương, ngoài các vật phẩm cho mâm cỗ, một số gia đình còn làm sớ cầu an. Việc này được tiến hành tại chùa, gồm 7 lá sớ, mục đích là cầu Bình An, may mắn cho các thành viên trong nhà.
Theo quan niệm, người cúng Rằm nên giữ tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ. Người bày mâm cỗ cúng cũng cần gọn gàng, sạch sẽ. Mâm cỗ có thể không cầu kỳ nhưng phải thể hiện sự thành tâm.
Đặc biệt, trong ngày rằm cuối cùng của năm, người ta thương kiêng kỵ vay mượn người khác. Vay mượn trong ngày này có thể tạo thành khoản nợ lớn, ảnh hưởng đến tài lộc trong năm mới.