Một người phụ nữ Việt sống định cư ở Thụy Sĩ đã có những chia sẻ bất ngờ về đời sống của các du học sinh khiến nhiều người bất ngờ.
Theo Trí Thức Trẻ, đoạn chia sẻ về cuộc sống không như mơ của các du học sinh tại Thụy Sĩ được viết và đăng tải bợi chị Hương Vũ – người phụ nữ định cư ở Thụy Sĩ được 4 năm.
Chị Hương Vũ đang định cư ở Thụy Sĩ cùng chồng và con cái. Ảnh internet |
Do có điều kiện tiếp xúc và gặp gỡ trò chuyện với không ít du học sinh Việt Nam tại Thụy Sỹ đồng thời chứng kiến nhiều hoàn cảnh không mấy dễ dàng để sinh tồn ở nơi đây, chị Hương Vũ đã viết bài chia sẻ.
Những thông tin đa chiều này sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan đúng đắn hơn về hiện trạng du học hiện nay.
Chị viết : "Tôi muốn cung cấp thêm thông tin đầy đủ, rõ ràng hơn cho những gia đình đang có kế hoạch bằng mọi giá đẩy con em đi du học với mục đích ở lại nước ngoài, hoặc chí ít con cái có tiền gửi về theo lời hứa của các trung tâm tư vấn du học".
Đối tượng du học sinh mà chị đang nói tới là những người đi du học với mục đích ở lại định cư, số rất đông thuộc thành phần gia đình không mấy khá giả, thậm chí nhiều gia đình còn vay mượn để con đi bằng mọi giá.
Chị Hương Vũ đã có những chia sẻ cụ thể như sau:
Các công ty tư vấn du học ở Việt Nam cung cấp
“Được hứa hẹn du học sinh sang tới Thụy Sỹ sẽ có quyền đi làm 15-20 tiếng mỗi tuần, việc làm rất dễ kiếm, lương tối thiểu 18- 25 chf/h (1 chf = xấp xỉ 24.000 VNĐ)...
Không nên bằng mọi giá cứ phải đi du học mới được. Ảnh internet |
Nhưng phần này các công ty tư vấn không nói: rẻ nhất là chi phí học phí cho các trường học tiếng từ 9-10 nghìn Chf, các trường khách sạn du lịch hoặc kinh doanh giá giao động 20-45 nghìn”
Sự thật sinh viên không được đi làm thêm
“Du học sinh khi đặt chân tới Thụy Sỹ sẽ được cấp thẻ cư trú, được quyền ở lại để học hành theo đúng thời gian đăng ký hợp đồng với nhà trường, nhưng không có quyền lao động”
Làm việc chui và bị bóc lột
Do mức phạt quá cao nên người dân bản xú không bao giờ dám thuê du học sinh làm việc. Nhưng có một nhóm những người Việt Nam định cư ở Thụy Sỹ lại thuê những sinh viên này vì “tình đồng bào”. Các công việc chủ yếu là phụ việc nhà hàng, trông trẻ theo giờ, dọn dẹp nhà cửa.
Do thiếu tiền, nhiều sinh viên du học tại Thụy Sĩ phải ở trong những căn phòng trọ chật chội. Ảnh internet |
Đương nhiên là làm chui thì không có chế độ báo thuế, đóng bảo hiểm, các mức thù lao các ông bà chủ đồng bào trả cho các em chỉ nằm trong khoảng 30% nếu so với mức trả cho người khác.
Ủ mưu ở lại và bị lừa
Thụy Sỹ là một trong những đất nước kiểm soát gắt gao chuyện nhập cư. Không ít trường hợp dùng tiền nhờ người làm giúp visa nhưng lại bị lừa hết. Sau đó cũng không dám tố cáo vì biết mình cũng phạm lỗi. Coi như tiền mất tật mang.
Hiện tại những chia sẻ, phân tích của chị Hương đang được bàn tán xôn xao trên các diễn đàn về du học. Nhiều người đã nhìn thấy hình ảnh của mình trong những ví dụ chị nêu ra. Những ai đang có ý định dấn thân vào con đường du học ở Thụy Sỹ chắc chắn nên tính toán khả năng của bản thân và gia đình để có một quyết định đúng đắn nhất.
Thu Hằng (tổng hợp)