(Tinmoi.vn) Việc Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đưa ra phương án đề xuất học THCS kéo dài 5 năm đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các bậc phụ huynh học sinh.
Ngày 20/8, tại phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, nhiều vấn đề liên quan tới đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã được thảo luận.
Trong đó, việc xác định lại số năm học của mỗi cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân được bàn đến với 2 phương án:
Phương án 1, giáo dục cơ bản thực hiện trong 10 năm (5 năm tiểu học và 5 năm THCS), giáo dục định hướng nghề nghiệp (THPT) được thực hiện trong 2 năm.
Phương án 2, giáo dục cơ bản thực hiện trong 9 năm (5 năm tiểu học và 4 năm THCS), giáo dục định hướng nghề nghiệp thực hiện trong 3 năm.
Nhiều ý kiến nghiêng về phương án 1. Tuy nhiên, đề án vẫn đang được tranh luận gay gắt, chưa có quyết định cuối cùng.
Trước phương án trên, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng về tính khả thi của đề án.
Chị Nguyễn Kim Nguyên (xóm 2, Cổ Nhuế) phụ huynh học sinh lớp 5 trường Tiểu học Nghĩa Đô cho biết chưa biết thông tin, tuy nhiên, nếu có thế thật sẽ “nhất quyết phản đối”. Bây giờ thi cấp 2, cấp 3 còn khó hơn thi vào đại học, học sinh tiểu học đã đi học cả buổi sáng lẫn buổi chiều, lại học thêm buổi tối, cuối tuần cũng học, học quá nhiều đầu óc mụ mị đi, bây giờ lại học thêm một năm nữa, được cái gì? Phụ huynh này bày tỏ băn khoăn về lợi ích mà sự điều chỉnh mang lại.
Trong đó, việc xác định lại số năm học của mỗi cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân được bàn đến với 2 phương án:
Phương án 1, giáo dục cơ bản thực hiện trong 10 năm (5 năm tiểu học và 5 năm THCS), giáo dục định hướng nghề nghiệp (THPT) được thực hiện trong 2 năm.
Phương án 2, giáo dục cơ bản thực hiện trong 9 năm (5 năm tiểu học và 4 năm THCS), giáo dục định hướng nghề nghiệp thực hiện trong 3 năm.
Nhiều ý kiến nghiêng về phương án 1. Tuy nhiên, đề án vẫn đang được tranh luận gay gắt, chưa có quyết định cuối cùng.
Trước phương án trên, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng về tính khả thi của đề án.
Chị Nguyễn Kim Nguyên (xóm 2, Cổ Nhuế) phụ huynh học sinh lớp 5 trường Tiểu học Nghĩa Đô cho biết chưa biết thông tin, tuy nhiên, nếu có thế thật sẽ “nhất quyết phản đối”. Bây giờ thi cấp 2, cấp 3 còn khó hơn thi vào đại học, học sinh tiểu học đã đi học cả buổi sáng lẫn buổi chiều, lại học thêm buổi tối, cuối tuần cũng học, học quá nhiều đầu óc mụ mị đi, bây giờ lại học thêm một năm nữa, được cái gì? Phụ huynh này bày tỏ băn khoăn về lợi ích mà sự điều chỉnh mang lại.
Ảnh minh họa
Chị Lê Thị Vân Anh, phụ huynh của Nguyễn Lê Minh Anh, học sinh lớp 6 Trường THCS Alpha – Trung Hòa Nhân Chính cho biết chị có theo dõi thông tin thay đổi thời gian học của học sinh phổ thông. “Tôi không hiểu sự thay đổi này chỉ là về việc sắp xếp lại tên gọi, số lượng năm học của từng cấp, dồn một số nội dung của chương trình cấp 3 xuống cấp 2 hay thay đổi cả nội dung chương trình. Điều tôi quan tâm nhất là nếu thay đổi như vậy, cụ thể 2 năm phổ thông sẽ học gì, hướng nghiệp ra sao, hay vẫn học chương trình như trước (chỉ khác là phần chương trình lớp 10 chuyển xuống cấp 2)? Còn nếu dồn chương trình lại và mọi thứ như cũ, thì chẳng để làm gì!”
Theo phụ huynh học sinh này, việc thay đổi thời gian học như vậy sẽ mang đến sự xáo trộn và tốn kém không cần thiết: “Nếu chương trình cấp 3 chuyển xuống cấp 2 học, rõ ràng phải sắp xếp lại giáo viên, yêu cầu của giáo viên THPT là tốt nghiệp đại học trong khi giáo viên THCS là tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.”
Một phụ huynh tên T. Anh nhận định: "Việc cải cách thay đổi này chẳng có gì hay ho cả. Giáo dục chúng ta nên đi theo hướng giáo dục của Mỹ mà con GS Ngô Bảo Châu đã nói trước đó. Học vừa tầm không nhồi nhét như hiện nay. VD: Các môn Xã hội (Văn, Địa, Sử, Chính trị, Giáo dục công dân v.v...) thì thay đổi cách dạy và học, thi cử để các em sưu tầm kiến thức và làm tiểu luận, đừng ép các em học thuộc lòng như một cái máy một cách vô nghĩa. "
Bên cạnh những ý kiến tỏ ra không đồng tình, lo lắng với đề án trên, cũng có phụ huynh cho rằng phương án trên là phù hợp: "Tôi ủng hộ phương án chỉ học cấp 3 trong 2 năm. Kiến thức cấp 3 chủ yếu chỉ phục vụ cho việc thi đại học và học đại học sau này nhưng cũng áp dụng được khá ít. Còn đối với những em ở quê có tư tưởng học xong cấp 3 đi làm thuê thì thực sự mớ kiến thức đó không giúp các em được gì cả. Nên tăng thời gian giáo dục cơ bản là hợp lý!"
Theo phụ huynh học sinh này, việc thay đổi thời gian học như vậy sẽ mang đến sự xáo trộn và tốn kém không cần thiết: “Nếu chương trình cấp 3 chuyển xuống cấp 2 học, rõ ràng phải sắp xếp lại giáo viên, yêu cầu của giáo viên THPT là tốt nghiệp đại học trong khi giáo viên THCS là tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.”
Một phụ huynh tên T. Anh nhận định: "Việc cải cách thay đổi này chẳng có gì hay ho cả. Giáo dục chúng ta nên đi theo hướng giáo dục của Mỹ mà con GS Ngô Bảo Châu đã nói trước đó. Học vừa tầm không nhồi nhét như hiện nay. VD: Các môn Xã hội (Văn, Địa, Sử, Chính trị, Giáo dục công dân v.v...) thì thay đổi cách dạy và học, thi cử để các em sưu tầm kiến thức và làm tiểu luận, đừng ép các em học thuộc lòng như một cái máy một cách vô nghĩa. "
Bên cạnh những ý kiến tỏ ra không đồng tình, lo lắng với đề án trên, cũng có phụ huynh cho rằng phương án trên là phù hợp: "Tôi ủng hộ phương án chỉ học cấp 3 trong 2 năm. Kiến thức cấp 3 chủ yếu chỉ phục vụ cho việc thi đại học và học đại học sau này nhưng cũng áp dụng được khá ít. Còn đối với những em ở quê có tư tưởng học xong cấp 3 đi làm thuê thì thực sự mớ kiến thức đó không giúp các em được gì cả. Nên tăng thời gian giáo dục cơ bản là hợp lý!"
Lê Vy (Tổng hợp)
Video bạn có thể quan tâm trên tinmoi.vn: Clip chế vui đời sinh viên nghèo khó
//