Đối tượng di dời là hộ gia đình sống ở vùng sạt lở, kênh, rạch, bờ sông, bờ biển và vùng chịu ảnh hưởng của bão.
Theo báo cáo của UBND TPHCM gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, TPHCM cần phải di dời 1.294 hộ dân với khoảng hơn 5.000 nhân khẩu ra khỏi khu vực ảnh hưởng thiên tai, bố trí tái định cư ổn định.
Nhiều khu vực tại TP HCM có nguy cơ sạt lở gây nguy hiểm cho người dân trong mùa mưa. |
Đối tượng di dời là hộ gia đình sống ở vùng sạt lở, kênh, rạch, bờ sông, bờ biển và vùng chịu ảnh hưởng của bão.
Theo đó, TP sẽ di dời khẩn cấp 1.294 hộ dân đang sống tại 62 vị trí có nguy cơ sạt lở trên địa bàn TP, trong đó 47 vị trí nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm tại các quận 2, Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh vào các khu dân cư hiện hữu hoặc khu tái định cư.
Trong năm nay (2014), thành phố tập trung hoàn thành di dời 647 hộ (50%), trong đó ưu tiên thực hiện trước đối với 462 hộ thuộc khu vực đặc biệt nguy hiểm.
Năm 2015 di dời tiếp theo 388 hộ và năm 2016 sẽ di dời các hộ còn lại. Các khu vực sau khi di dời sẽ tổ chức thi công kè chống sạt lở.
Về chỗ ở tái định cư, UBND TP đưa ra hạn mức đất ở cho mỗi hộ dân từ 50 - 150m2 tùy theo tình hình thực tế.
Liên quan đến mức hỗ trợ di dời, UBND TP duyệt mức 20 triệu đồng/hộ, trợ cấp khắc phục thiên tai 20 triệu đồng/hộ. Riêng Chính sách đền bù sẽ được thực hiện theo quy định hiện hành. Ngoài ra, quyết định còn hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động ở mức không quá 3 triệu đồng/lao động/khóa.
P.V (tổng hợp)