Triệu chứng dịch Covid-19 cần đặc biệt chú ý!
- Sốt cao trên 38 độ C.
- Ho, hụt hơi, khó thở
- Viêm phổi, phổi có tổn thương lan tỏa
- Suy hô hấp cấp
Những triệu chứng ít gặp hơn:
- Đau nhức cơ
- Đau họng
- Tiêu chảy
- Viêm kết mạc, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác
- Da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái.
>> Xem ngay: Phó Thủ tướng: 'Ổ dịch ở Hải Dương và sân bay Vân Đồn phức tạp, nghiêm trọng hơn trước đây'
Một số triệu chứng nghiêm trọng
- Khó thở, đau hoặc tức ngực, mất khả năng nói hoặc cử động.
Những triệu chứng này sẽ xuất hiện từ 5-6 ngày sau khi người bệnh bị nhiễm virus. Thời gian cũng có thể kéo dài lên đến 14 ngày.
Cảnh giác với người mang mầm bệnh nhưng không triệu chứng
Chia sẻ trên trang web chính thức của Bộ Y tế, PGS.TS. Bùi Khắc Hậu cho biết người mang mầm bệnh không triệu chứng là người đang mang mầm bệnh trong cơ thể nhưng vẫn khỏe mạnh hoặc đã bị nhiễm mầm bệnh nhưng không có dấu hiệu và triệu chứng.
Dù không bị ảnh hưởng bởi chính mần bệnh nhưng người mang mầm bệnh vẫn có thể truyền bệnh cho người khác hoặc phát triển các triệu chứng ở giai đoạn sau của bệnh.
Người mang mầm bệnh không triệu chứng là người đã bị vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể nhưng cơ thể có sức đề kháng mạnh sẽ ức chế được sự phát triển của vi sinh vật, cho nên không thể gây bệnh, không có triệu chứng lâm sàng hoặc do số lượng vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể với số lượng ít chưa thể gây bệnh nên không có triệu chứng nào xuất hiện.
Trường hợp người mang mầm bệnh không triệu chứng này hết sức nguy hiểm dù chứng chưa gây bệnh cho người đó nhưng chúng sẽ đào thải ra môi trường bên ngoài khiến nhiều người bị mắc phải, mắc bệnh và nguy cơ sẽ thành đại dịch.
Một loại khác người mang mầm bệnh không triệu chứng là loại bệnh nhân mầm bệnh đã xâm nhập vào cơ thể, đang ở giai đoạn thích nghi với điều kiện mới để nhân lên và gây bệnh (ủ bệnh) và không có triệu chứng lâm sàng nào.
Đây là giai đoạn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như độc lực của vi sinh vật gây bệnh, số lượng xâm nhập của vi sinh vật cũng như sức đề kháng của cơ thể.
Trong giai đoạn này, những người mắc bệnh cũng khó biết và tiếp xúc với những người xung quanh. Mầm bệnh dễ lây lan cho những người xung quanh đặc biệt những người tiếp xúc gần.
Điều gì làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19?
Người dân sẽ bị tăng khả năng nhiễm virus corona hơn nếu:
- Tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh trong phạm vi gần, trong thời gian 24h.
- Thường xuyên ở trong môi trường tập thể (VD: Nơi tạm trú cho người vô gia cư).
- Ở trong khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao
Giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19 bằng cách nào?
- Thường xuyên đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
- Thực hiện đúng việc giãn cách với người khác.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và dung dịch sát khuẩn.
Những đối tượng dễ mắc Covid-19
Đa phần những người mắc Covid-19 với tỷ lệ cao sẽ ở trong nhóm đối tượng dễ mắc:
- Người có độ tuổi từ trên 65 tuổi
- Những người mắc bệnh lý nền như: Ung thư, bệnh thận mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hệ thống suy giảm miễn dịch suy yếu, béo phì, bệnh tim, bệnh hồng cầu hình liềm, hút thuốc, tiểu đường tuýp 2.
Các biện pháp phòng ngừa Covid-19 bổ sung:
- Hạn chế xuất hiện nơi công cộng.
- Tránh tiếp xúc với người bệnh
- Tuân thủ các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng dịch Covid-19.
Nguồn: Tham khảo từ trang Web chính thức của Bộ Y tế.