Một chút đồ uống này vào buổi sáng không chỉ giúp bạn sảng khoái mà còn cung cấp một loạt các hợp chất kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm.
Không có gì tuyệt vời trong mùa đông khi có một tách trà gừng nóng. Với hàm lượng Vitamin C, magiê và các khoáng chất khác cao, gừng cực kỳ có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên trà gừng chỉ phát huy tác dụng khi bạn uống vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Nếu bạn uống vào buổi tối thì sẽ khiến cho bạn càng khó ngủ hơn.
Lợi ích của uống trà gừng mỗi sáng
Giảm buồn nôn
Uống một tách trà gừng trước khi đi du lịch có thể giúp ngăn ngừa buồn nôn và nôn liên quan đến chứng say tàu xe. Bạn cũng có thể uống một tách trà khi có dấu hiệu buồn nôn đầu tiên để giảm triệu chứng.
Cải thiện hiệu suất dạ dàyHữu ích trong việc cải thiện tiêu hóa và tăng hấp thụ thức ăn, trà gừng có thể giảm đầy hơi sau khi ăn quá nhiều.
Giảm viêm
Gừng chứa các đặc tính chống viêm làm cho nó trở thành một phương thuốc lý tưởng tại nhà cho các vấn đề về cơ và khớp. Ngoài việc uống trà gừng, bạn cũng có thể sử dụng nó để ngâm các khớp bị viêm.
Chống lại các vấn đề về hô hấp
Trà gừng có thể giúp giảm nghẹt mũi liên quan đến cảm lạnh thông thường. Hãy thử một tách trà gừng cho các triệu chứng hô hấp liên quan đến dị ứng môi trường.
Cải thiện lưu thông máu
Các vitamin, khoáng chất và axit amin trong trà gừng có thể giúp phục hồi và cải thiện lưu thông máu có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Gừng có thể ngăn chất béo lắng đọng trong động mạch giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.
Giảm đau bụng kinh
Điều này là dành cho tất cả phụ nữ bị chuột rút kinh nguyệt. Hãy thử ngâm một chiếc khăn trong trà gừng ấm và áp nó vào bụng dưới của bạn. Nó có thể giúp giảm đau và thư giãn các cơ. Đồng thời, uống một tách trà gừng với mật ong.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Trà gừng có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn do hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong gừng.
Giảm căng thẳng
Trà gừng có đặc tính làm dịu có thể giúp giảm căng thẳng của bạn. Điều này được cho là do sự kết hợp của hương thơm mạnh mẽ và đặc tính chữa bệnh.
Những ai không nên dùng gừng?
Người bệnh dạ dày
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày không nên ăn gừng vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, có thể gây bào mòn và loét.
Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt
Gừng có tính nhiệt. Đối với người huyết áp cao thì không thể uống nước gừng.
Khi thân nhiệt đang cao, nếu uống nước gừng sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn. Sốt do cảm lạnh, nếu muốn uống nước gừng để chữa cảm thì bạn phải hạ sốt trước.
Người bị cảm nắng
Người bị sốt do cảm nắng thì đặc biệt không được uống nước gừng.
Bà bầu trong nửa cuối thai kỳ
Gừng được các mẹ bầu sử dụng trong thời gian đầu để giảm các triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp.
Trong thời kỳ cho con bú, các mẹ cũng không nên dùng gừng vì có thể khiến trẻ bị mất ngủ.
Người có bệnh liên quan đến gan
Do có vị nóng nên gừng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến các tế bào gan bị hoại tử.
Cách pha trà gừng
Pha trà gừng rất đơn giản, đun một cốc nước sôi, thêm 4-6 lát gừng mỏng và tiếp tục đun sôi trong 10 phút.
Đổ ra cốc, thêm chút mật ong và thưởng thức.
Không nên uống trà gừng quá nhiều lần trong một ngày. Mỗi ngày, bạn chỉ nên uống một cốc trà gừng để tránh quá nhiều gây ra các vấn đề sức khỏe như ợ nóng, giảm huyết áp,...
Không nên sử dụng trà gừng khi đang uống thuốc điều trị bệnh vì chúng dễ gây phản ứng ngược, có hại cho sức khỏe.