Trong tình cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành, không chỉ Việt Nam mà còn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới đang phải đối mặt với một "dịch bệnh khác": Tin giả. Những tin tức giả này lan truyền cực nhanh trên Facebook và có tác hại ghê gớm không khác gì virus corona chủng mới.
Hàng ngày phải xử lý quá nhiều tin tức giả, Facebook đã đưa ra 10 khuyến cáo để người dùng nhận biết đâu là tin tức giả, sai sự thật.
Tìm hiểu nguồn tin
Liệu tin tức đó có đến từ một nguồn tin uy tín, chính xác hay không. Điều người dùng cần xác thực chính là danh tiếng mà nguồn tin đó xuất phát.
Đối chiếu nguồn tin
Bất kể một thông tin nào đó lan truyền trên MXH, người dùng cần tìm đến các nguồn khác để đối chứng. Đó có thể là các nguồn tin từ trang báo chính thống và nếu các nguồn tin chính thống không xuất hiện, nhiều khả năng đó là tin giả.
Xem xét định dạng
Những câu chữ bất thường, những lỗi chính tả, bố cục lộn xộn của một bài viết là một trong những bằng chứng tố cáo một tin tức giả.
Đọc kỹ tiêu đề
Những tiêu đề gây sốc theo dạng "câu view" sẽ thường được những người phát tán tin giả đặt ra để thu hút người dùng. Đặc biệt, nếu tiêu đề nghe có vẻ khó tin hoặc gây sốc, nhiều khả năng đó là tin giả.
Kiểm tra đường link
Địa chỉ của đường link cũng là một dấu hiệu cảnh báo về tin giả nếu người dùng phát hiện đường liên kết đó trông gần giống với địa chỉ một trang web uy tín, chính thống.
Kiểm chứng ngày đăng
Giữa mùa hè tại miền Bắc nắng nóng 37 độ, nhiều người chia sẻ về một tin tức miền Bắc sắp đón gió mùa. Đó chỉ là một trò đùa nhưng cũng là cách để chúng ta kiểm chứng. Những bài viết cũ, đăng cùng ngày nhưng khác năm, rồi chia sẻ lại lên mạng xã hội khiến nhiều người "mắc bẫy" tưởng là thông tin mới.
Tìm hiểu kỹ hình ảnh
Tin giả giờ cao siêu đến mức dùng những hình ảnh của người khác để minh họa cho bài viết của mình. Ví dụ rõ nhất chính là những hình ảnh về bệnh nhân số 17 trên giường bệnh vừa qua. Để kiểm tra, người dùng có thể sử dụng tính năng tìm kiếm ảnh, xác minh nguồn ảnh gốc cũng như hiểu bối cảnh một cách chính xác.