Cô Tuyết cho biết, với cách ra đề này, đã có nhiều bài làm có tính sáng tạo cao, thể hiện được quan điểm cá nhân về chủ quyền dân tộc, chủ quyền biển đảo.
“Tôi vẫn nhớ như in câu nói trong bức thư Mác trả lời con gái: “Không có gì thân thuộc với con người mà xa lạ với tôi” - điều này luôn gợi nhắc tôi rằng “văn học chính là nhân học” bởi lẽ dạy văn phải hướng tới được cảm xúc của con người ra, đề văn cũng vậy. Mỗi thầy cô khi ra đề thi cũng cần phải khơi gợi cảm xúc, tình yêu đất nước trong các em, những chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam hôm nay và mai sau”.
Đây là tâm sự của tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết – GV trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) khi trả lời PV về đề thi với chủ đề hướng về biển đảo Tổ Quốc dành cho học sinh lớp 12 D1 - trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.
Nội dung đề thi
Cô Tuyết cho biết, đây cũng là đề thi ôn luyện Tốt nghiệp THPT và ĐH-CĐ môn Ngữ văn của trường.
Theo cô Tuyết, đề thi được ra theo phương pháp mới với yêu cầu rèn kỹ năng đọc hiểu và viết.
Cụ thể, trong câu 1, 2, 3 cô Tuyết đã cung cấp tài liệu là bài thơ Tổ Quốc nhìn từ biển của nhà Thơ Nguyễn Việt Chiến. Đặc biệt câu 4 có yêu cầu viết bài luận 600 chữ trình bày suy nghĩ của học sinh về chủ quyền dân tộc từ sự kiện:“Ngày 1.5.2014, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 cùng hơn 80 tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào sâu tới 80 hải lý trong thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.
Cô Tuyết cho biết, với cách ra đề này, đã có nhiều bài làm có tính sáng tạo cao, thể hiện được quan điểm cá nhân về chủ quyền dân tộc, chủ quyền biển đảo.
Ví dụ có bài luận đã thành một bài thư gửi Bác Hồ, một bài làm khác là cảm xúc của một người con gửi cha là lính hải quân.
“Nhiều em khác thì đề cập tới các cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc của người dân ở cả 3 miền, trên thế giới phản đối hành động đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc. Các em cũng nhắc đến hội nghị ASEAN, những hiểu biết về thềm lục địa..." – cô Tuyết cho biết.
Cô Tuyết cho biết thêm, trước đề thi về biển đảo, cô đã ra 4 đề thi đọc hiểu theo phương pháp mới của Bộ GD-ĐT. Theo cô Tuyết: "Những vấn đề như vậy không chỉ dừng ở tình yêu thông thường mà có thể tác động sâu hơn, chạm tới trái tim yêu nước của mỗi người dân Việt Nam”.
Trước đó những đề thi văn mang tính chất thời sự như trên cũng đã được đề cập rất nhiều trong chương trình thi của bậc tiểu học và THPT.
Điển hình là đề thi “Viết thư cho bạn em trong cơ bão Hải Yến” của trường THCS Văn Yên (Hà Đông, Hà Nội) và đề thi “Viết thư cho bố mẹ nhân ngày hạnh phúc đầu tiên ở Việt Nam” củatrường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn (Hà Nội).
Xem thêm clip có thể bạn quan tâm: