Hơn 20 năm qua cụ Trần Văn Tiệp (sinh năm 1915, quê Hải Phòng) đã bỏ ra nhiều công sức và tiền bạc để tìm kiếm, nhưng "kho báu 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu, Bình Thuận vẫn còn là bí ẩn.
Người bỏ ra công sức, tiền bạc suốt 20 năm tìm kho vàng 4.000 tấn ở Bình Thuận là cụ Trần Văn Tiệp (sinh năm 1915, quê Hải Phòng; hiện trú ở quận Phú Nhuận, TP HCM).
Theo báo Người Lao Động, vào năm 1957, cụ Tiệp tình cờ được vợ một sĩ quan cao cấp của quân đội Nhật tiết lộ về kho báu 4.000 tấn vàng ở núi Tàu, Bình Thuận. Đến năm 1963, thông tin chính xác về kho báu được hé lộ khi ông Tiệp được Tỉnh trưởng Bình Tuy (phía Nam Bình Thuận hiện nay) là ông Lê Văn Bường, người giữ tấm bản đồ kho báu, tiết lộ.
Núi Tàu nơi cụ Tiệp nghi ngờ có "kho báu 4.000 tấn vàng" ở Bình Thuận. Ảnh báo Tuổi Trẻ |
Đến năm 1976, tỉnh đội Bình Thuận phát hiện xác tàu đắm ngoài khơi xã Phước Thể ngay sát chân núi Tàu. Đến năm 1987, cụ Tiệp tiếp tục được ông Lê Văn Hiền, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cung cấp thêm thông tin về kho báu núi Tàu.
Sau nhiều năm bắt tay vào tìm kiếm "kho báu 4.000 tấn vàng ở núi Tàu", Bình Thuận, vào năm 1993, UBND tỉnh Bình Thuận đã đồng ý cho ông Tiệp và cộng sự thăm dò "kho báu".
Về hành trình tìm kiếm "kho vàng 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu, Bình Thuận, báo Tuổi Trẻ đưa tin, giai đoạn từ năm 1993- 10/2011, được sự cho phép của UBND tỉnh Bình Thuận, cụ Tiệp và các cộng sự đã tiến hành tổ chức thăm dò, tìm kiếm kho báu núi Tàu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này chỉ tim được một số cổ vật nhỏ.
Tháng 10/2011-10/7/2012, UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục phê duyệt phương án thăm dò tài sản, nghi là kho báu do Nhật Bản để lại tại núi Tàu. Trong giai đoạn này, cụ Tiệp đã mời cả một nhà ngoại cảm và kỹ sư nghiên cứu địa chất để định vị thăm dò nơi chứa kho báu.
Từ 10/7/2012- 10/10/2012: UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục gia hạn thăm dò kho báu cho cụ Tiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn không thấy kho báu.
UBND tỉnh Bình Thuận tiếp tục gia hạn từ tháng 10/2012-30/6/2013 cho cụ Tiệp và cộng sự để tìm kho báu.
Trong giai đoạn này đơn vị thăm dò đã phát hiện nhiều khoang rỗng trong núi Tàu, nên quyết định xin gia hạn lần thứ 3 để tìm kho báu, thời gian đến 31/12/2014.
Trong lần thăm dò này, đơn vị thăm dò đã cho nổ 7 đợt mìn công nghiệp, tổng số lượng thuốc nổ tới 1.889kg. Tuy nhiên, hết thời hạn cho phép, "kho báu 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu vẫn còn bí ẩn. Cụ Tiệp đã xin cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận gia hạn nữa, tuy nhiên tỉnh Bình Thuận khẳng định không có kho báu tại núi Tàu. Đồng thời cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận buộc đơn vị tìm kiếm chấm dứt mọi hoạt động, tháo dỡ lán trại, hoàn thổ khu vực, trả lại môi trường tự nhiên cho núi Tàu.
Phát hiện mới về "kho báu 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu Theo tin tức trên báo Dân Trí, UBND xã Phước Thế (huyện Tuy Phong, Bình Thuận đã xác nhận thông tin vào ngày 4/3, một người dân đã đến khai báo về một số vị trí nghi ngờ có thể chôn giấu kho báu do quân đội Nhật để lại từ hối chiến tranh thế giới thứ 2. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, ông Đặng Ngọc Long, Chủ tịch UBND xã cùng một số cơ quan có liên quan đã tiến hành thực địa tại hiện trường. Nguồn tin này cũng cho hay, những vị trí mà người dân nghi ngờ cất giấu "kho báu núi Tàu" khá gần với vị trí mà ông Trần Văn Tiệp, người từng bỏ ra 20 năm tìm kiếm kho báu xung quanh núi Tàu. Liên quan đến vụ việc, báo Pháp luật TP HCM đưa tin, người dân đến cung cấp thông tin về "kho báu 4.000 tấn vàng" khẳng định, kho chứa vàng nằm ở khu vực hẻo lánh, có độ sâu 7-10m, dưới lớp bê tông dày 40cm. | |
Xem thêm video:[mecloud]s52lmtkLhx[/mecloud]
H.Yen (Tổng hợp)