Mỏ kim cương Mir nằm ở vùng Siberia khắc nghiệt đã cung cấp một lượng khổng lồ để xây dựng Liên bang Xô Viết. Hãy cùng khám phá những hình ảnh về nơi đây qua góc máy của nhiếp ảnh gia Stepanov.
Slava Stepanov, hay còn gọi là Gelio, là một nhiếp ảnh gia người Nga sống ở Novosibirsk, một thành phố nằm trên thảo nguyên vùng tiếp giáp Kazakhstan và Mông Cổ. Stepanov đi khắp các thành phố ở Trung Á, ghi lại hình ảnh cơ sở hạ tầng và các công trình từ trên cao. Những khu vực này trải dài từ thành phố cực bắc của Trái Đất đến con đập lớn nhất ở châu Á.
Mùa xuân này, Stepanov đã đến thăm một thành phố ở xa phía Bắc của Nga mà ít người biết đến, nhưng có một vai trò quyết định tạo nên đất nước Nga ngày nay - Mirny, một thành phố có dân số 37.000 người. Tại đây, vào những năm 1950, một nhóm các nhà địa chất Nga đã phát hiện ra Kimberlite - một loại khoáng chất là dấu hiện xuất hiện của kim cương.
Do đó, các đội địa chất lên đường tới vùng hoang dã Siberia để tìm kiếm dấu hiệu của kim cương. Và tại vùng đông bắc Siberia, họ đã tìm thấy chúng. Mỏ Mir và thị trấn Mirny nằm trên vách của nó đã được thành lập vào năm 1955. Mir đã trở thành hố sâu lớn thứ hai trên bề mặt Trái Đất với đường kính hơn 1,6 km.
Thị trấn Mirny được xây dựng với sàn nhà bằng thép, vì lớp băng không thể xây nhà theo cách thông thường. Nhưng sau hơn 44 năm, Mir đã trở thành đối thủ cạnh tranh của Nam Phi về kim cương, nơi mỗi năm sản xuất ra hai triệu carat kim cương. Thành phố Mirny đã thực sự phát triển một cách bùng nổ.
Mỏ kim cương Mir đã bị đóng cửa vào những năm 2000. Thế nhưng, việc khai thác mỏ vẫn tiếp tục diễn thông qua hàng chục đường hầm sâu trong đó. Nó vẫn mang một sản lượng ấn tượng, khoảng 2 tấn kim cương mỗi năm.
Nhiếp ảnh gia Stepanov đã đến thăm nhà máy chế biến kim cương, và ghi lại những hình ảnh kinh ngạc của máy móc công nghiệp dưới lớp băng vĩnh cửu. Có những thứ vẫn còn nguyên giá trị từ thời Xô Viết.
Theo Trí Thức Trẻ