Để giúp trẻ có sự tương tác tốt với môi trường xã hội, trở thành một nhà lãnh đạo tiềm năng trong tương lai, bố mẹ cần trang bị cho con những kỹ năng cần thiết ngay từ khi còn nhỏ.
Dạy trẻ quy tắc hành động trong mọi hoàn cảnh
Bạn cần nắm rõ các quy tắc và dạy cho con bạn biết làm thế nào để hành động trong mọi hoàn cảnh. Sau đó, giúp trẻ thực hành và luyện tập với chúng, để các phán đoán và phản ứng trở thành bản chất thứ hai của chúng.
Sự tự tin dẫn đến sự tự phụ. Nếu điều đó xảy ra thường xuyên, con bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội để trải nghiệm những gì bạn có thể dạy con về mặt lý thuyết. Điều quan trọng là bạn cần thực hiện và luyện tập các kỹ năng cần thiết cho vai trò lãnh đạo ở nhà, ở bên ngoài để con bạn có thể có những kỹ năng trong các tình huống thực tế cuộc sống.
Để giúp trẻ trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai, bố mẹ cần trang bị cho con những kỹ năng cần thiết ngay từ khi còn nhỏ. |
Thể thao, trinh sát và những hoạt động khác như đọc, viết, tham gia câu lạc bộ phim truyền hình và các hoạt động nhóm khác sẽ giúp cho con bạn bắt đầu xây dựng năng lực lãnh đạo của bản thân.
Giúp trẻ phát triển kỹ năng quyết định và giải quyết vấn đề
Giúp con bạn đưa ra quyết định phù hợp với tuổi sẽ giúp trẻ học những nguyên tắc về trách nhiệm và cam kết cần thiết để tham gia xã hội. Hãy lắng nghe và giao tiếp với trẻ để bạn có thể nắm bắt, biết được và giúp trẻ đối phó với các vấn đề liên quan đến chúng. Việc tập cho trẻ kỹ năng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề tức là bạn đang xây dựng cho trẻ một yếu tố rất cần thiết về lòng tự trọng.
Khi bé còn nhỏ, bạn hãy giúp chúng quyết định chọn mặc gì khi đi ra ngoài trong số những sự lựa chọn mà bạn đưa ra. Khi con lớn hơn một chút, bạn hãy dùng sự cảm thông dành cho con em mình đối với những hậu quả trong hành động mà con gây ra. Bạn hãy cho con bạn nhìn thấy rằng cần phải đưa ra những quyết định đúng đắn và làm thế nào đế khắc phục những quyết định sai lầm không thể tránh khỏi.
Thực hiện công việc gia đình giống như một đội
Hãy coi gia đình là những thành viên trong một đội, một nhóm nào đó, có thể đặt tên gọi riêng. Điều quan trọng là để bé học cách lãnh đạo và làm thế nào để người khác thực hiện theo. Các thành viên trong gia đình cần thực hiện các công việc chung, cha mẹ cần làm gương để cho trẻ noi theo.
Cuộc sống là những mối quan hệ và đòi hỏi bạn phải có khả năng để sống cùng với tất cả mọi người, từ các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Điều này đòi hỏi chúng ta cần có kỹ năng quản lý người khác của một nhà lãnh đạo. Một người lãnh đạo tốt khi có vị trí cao trong nhóm của mình và lắng nghe ý kiến của mọi người; không bác bỏ ý tưởng của từng cá nhân, dè bỉu hay cố gắng kiểm soát họ quá mức.
Những nhóm nghiên cứu, các đội thể thao, những hoạt động ngoại khóa và các câu lạc bộ là nơi lý tưởng để giúp trẻ học hỏi trở thành nhà lãnh đạo tốt. Bạn hãy là một huấn luyện viên trong cuộc sống của con bạn, biết chúng nghĩ gì, lắng nghe và hướng dẫn con trở thành nhà lãnh đạo tiềm năng.
Dạy trẻ thân thiện, lạc quan, nhiệt tình, hài hước và sự ấm áp
Đây là những đặc điểm cho thấy sự tương tác xã hội thành công, các dấu hiệu có thể bằng lời hoặc không nhưng cần thiết để giao tiếp trong mối quan hệ. Nếu con bạn nhút nhát, bạn có thể dạy chúng thông qua sửa đổi hành vi, giúp con đi nhiều hơn và quan tâm đến người khác.
Ấm áp tạo nên sự gắn bó, người lãnh đạo tốt cần biết điều này bằng trực giác. Cảm xúc chính là một tài sản lớn cho nhà lãnh đạo.
Giúp con tìm thấy niềm đam mê
Bạn có thể hướng dẫn con tìm kiếm niềm đam mê bằng cách khuyến khích sự sáng tạo của trẻ. Đây là cách giúp trẻ tìm thấy những giá trị nội tại trong tất cả những việc chúng làm; các con sẽ hiểu cách làm thế nào để yêu việc học và cả việc chơi.
Khi bạn dạy cho con những kỹ năng trên, bạn có thể kết hợp với những Bài học cuộc sống khác mà tất cả các nhà lãnh đạo cần phải nhận thức như:
Giữ bình tĩnh khi đối mặt bới một “cơn bão”: Một nhà lãnh đạo tự tin là người có cảm giác tốt, có kế hoạch rõ ràng và biết cách đối phó với những thách thức.
Có hệ thống thông tin phản hồi nhằm đảm bảo tốt việc tự đánh giá và nhanh chóng tự điều chỉnh. Có khả năng linh hoạt thích ứng với các môi trường khác nhau cũng như khủng hoảng là điều cần thiết của nhà lãnh đạo.
Trung thực là trên hết. Dạy cho trẻ không nói xấu và luôn chịu trách nhiệm về những sai sót xảy ra. Bởi vì trong lãnh đạo, sự tín nhiệm là tất cả mọi thứ và sự tín nhiệm được dựa trên những trải nghiệm.
Một nhà lãnh đạo cần có khả năng tự khẳng định mình, có sự quyết đoán và không gây hấn. Hãy dạy con sự thân mật, khéo léo và rõ ràng mọi thứ.
Cần có lòng can đảm. Một nhà lãnh đạo giỏi cần nắm vững các giá trị cốt lõi, có tầm nhìn nội tâm mạnh mẽ và tự kiểm soát bản thân.
Cuối cùng không thể quên sự đồng cảm cho chính mình và cho người khác, đó là đặc tính quan trọng nhất đối với trí tuệ cảm xúc của một nhà lãnh đạo.
Hải Nam (Theo Huffingtonpost)