Điều chỉnh người, thân xe thẳng đứng, xe đang trạng thái đi thẳng
Khi muốn phanh với khoảng cách ngắn nhất có thể thì hay sử dụng phanh sau. Nên đạp nhẹ phanh sau bởi nếu dùng lực quá nhiều sẽ khiến bánh sau bị bó cứng và lết bánh, khiến bạn bị mất kiểm soát. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp với phanh trước, dùng 2 ngón tay bóp nhẹ theo kiểu nhấp và thả để giảm tốc độ xe.
Trong một số trường hợp, nếu trọng lượng đã tập trung ở bánh trước rồi thì bạn có thể bắt đầu phanh trước.
Phanh khi vào cua
Các khúc cua là nơi hạn chế tầm nhìn, khó để lường được hết chướng ngại vật phía trước nên khi sử dụng tay ga cần điều chỉnh tốc độ, nhấn nhẹ phanh sau. Đừng cố gắng giữ thẳng xe mà bạn hãy cố gắng nghiêng một chút sẽ giúp bánh bám vào đường tốt hơn.
Trong trường hợp này, nếu cần dùng phanh thì nên sử dụng phanh trước. Chỉ thực sự phanh ngặt bánh trước, đệm bằng bánh sau khi thực sự cần thiết, bởi vì nguy cơ bị ngã khi phanh lúc vào cua rất cao.
Phanh bằng động cơ
Đây là quá trình làm giảm tốc độ của chiếc xe bằng cách đưa về số thấp, thay vì sử dụng tay/chân thắng. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thả nhẹ tay ga, kết hợp với việc bóp côn, hạ số để xe giảm tốc độ từ từ.
Đặc biệt, bạn không nên hạ liên tục 2-3 số khi chưa về tốc độ phù hợp bởi việc này sẽ khiến động cơ gầm rú hoặc thậm chí là bể hộp số. Việc phanh bằng động cơ không kích hoạt đèn hậu phía sau nên khi dùng phanh bằng động cơ nên kết hợp với việc rà thắng để giảm tốc độ và giúp người khác có thể nhận biết.
Gần ngã rẽ nên đi chậm lại
Mối khi đến ngã rẽ thì bạn nên đi chậm lại hoặc đạp nhẹ phanh để giảm tốc độ. Việc phanh quá mạnh sẽ khiến xe bị mất độ bám đường và trượt bánh. Để phanh tốt hơn thì nên kẹp đầu gối sát vào thân xe và nghiêng người theo xe khi đang rẽ. Khi qua khúc cua thì chỉ cần lên ga nhẹ để tăng tốc và giữ cho xe ổn định.
Dùng 2 phanh
Khi đi xe, bạn nên sử dụng cả 2 thắng (nhấp và thả) khi cần giảm tốc độ hoặc dừng lại. Nếu mặt đường trơn trượt (rải sỏi, ẩm ướt…) thì bạn nên thắng xe sớm hơn để hạn chế các va chạm.