Nóng
24h
Đời sống
Sự kiện hàng ngày
Làng hương ở Hà Nội rực sắc vào vụ Tết
Nguyễn Hữu Thắng
Thứ tư, 28/12/2022, 09:13 (GMT+7)
Những ngày cuối năm, người dân tại làng hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) lại tất bật bước vào vụ, phục vụ cho nhu cầu của khách hàng trong dịp Tết.
Bạn quan tâm
Cảnh báo rét đậm rét hại, gió mùa đông bắc kèm mưa buốt lạnh miền Bắc
Đêm nay Bắc Bộ và Trung Bộ mưa rào kèm dông trước khi chuyển rét đậm rét hại
Làng hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Tp.Hà Nội) đã trở thành làng nghề truyền thống nổi tiếng với hơn một thế kỷ làm tăm hương. Ghi nhận của Người Đưa Tin, vào dịp cuối năm, người dân nơi đây ai nấy cũng đều tất bật lao động, sản xuất để cho ra lò những mẻ hương mới, phụ vụ nhu cầu của khách hàng.
Theo người dân làm hương nơi đây, để hoàn thành sản phẩm, người thợ phải làm nhiều công đoạn từ chẻ tre hoặc vầu, vót tăm, nhuộm chân hương, làm thân hương, phơi khô và đóng gói.
Nghề làm chân hương này không quá vất vả, nặng nhọc nhưng lại đòi hỏi người thợ làm phải tỉ mẩn và kiên nhẫn.
Được biết, nghề làm hương ở nơi đây đã có khoảng 100 năm.
Ban đầu nghề này chỉ tập trung ở làng Phú Lương Thượng, nhưng vài năm trở lại đây nghề đã được mở rộng ra 5 thôn còn lại của xã gồm: Xà Cầu, Quảng Nguyên, Phú Lương Hạ, Cầu Bầu và Đạo Tú.
Trước đây hương ở Quảng Phú Cầu chỉ sản xuất để phục vụ thị trường trong huyện và một số tỉnh lân cận. Nhưng đến dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội (năm 2010), những nghệ nhân của làng nghề đã giới thiệu về sản phẩm của làng nên được nhiều người biết đến.
Ngoài cung cấp tại thị trường trong nước, hương ở Quảng Phú Cầu được xuất khẩu đi Ấn Độ, Trung Quốc…
Làng hương ở Hà Nội rực sắc vào vụ Tết
Nghề làm chân hương đã gắn bó với cuộc sống của người dân nơi đây và trở thành thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Được biết, thu nhập của mỗi người công nhân ở đây khoảng 200.000 đồng/ngày.
Hương se xong được đem phơi khô. Hương Quảng Phú Cầu không sử dụng hóa chất tạo tàn vòng nên an toàn cho sức khỏe.
Trước kia, việc làm hương ở đây hoàn toàn thủ công nên khá vất vả. Nhưng hiện nay công đoạn se hương đều được sử dụng máy móc hiện đại nên sản phẩm hương bóng đẹp và hiệu quả cao.
Tính trung bình một người có thể làm được từ 15-20 kg hương mỗi ngày.
Theo quan niệm của người Việt, thắp một nén hương lên ban thờ là thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên, thần linh. Từ xa xưa nén hương đã đi vào đời sống, văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống và thiêng liêng.
Tin liên quan
Hà Nội tạm dừng hoạt động hơn 1.000 cơ sở karaoke và bar
Hà Nội: Mức thưởng Tết Nguyên Đán cao nhất chưa bằng nhiều địa phương
Từ khóa:
Tết Nguyên đán
Hà Nội
Cùng chuyên mục
Quy định về giấy tờ cá nhân khi đi máy bay, người dân cần lưu ý
Năm 2024, người bao nhiêu tuổi sẽ được chính quyền chúc thọ, mừng thọ?
Quy định mới về tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 15/2
Những người không được đổi giấy phép lái xe, ai cũng nên biết
Những người được cấp thẻ BHYT miễn phí năm 2024, biết kẻo thiệt
Từ ngày 1/7/2024, căn cước công dân cũ sẽ được sử dụng ra sao?