Đường vào làng lung linh ánh đèn lồng, tiếng nhạc trống hùng tráng. 17 con lợn, mỗi con nặng gần 2 tạ được chăm sóc đặc biệt, sau đó rước vào đình làng để tế thần. Đó là những hình ảnh tại lễ hội rước lợn ở La Phù, Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra vào ngày 13 tháng Giêng hằng năm.
Theo truyền thống lâu đời, hội rước lợn là dịp tưởng nhớ Tĩnh Quốc, vị anh hùng của làng La Phù, huyện Hoài Đức (Hà Nội) dưới thời Hùng Vương. Tích xưa truyền lại, khi đó người dân trong vùng mang lợn đến dâng để tỏ lòng biết ơn và tôn ông là Thành Hoàng.
Năm nào cũng vậy, đúng ngày 13 tháng Giêng, bất kể nắng hay mưa, dân làng La Phù vẫn giữ truyền thống mổ lợn và rước lợn vào đình làng. Lễ hội năm nay, các xóm chọn ra được 17 "ông lợn" đạt tiêu chuẩn tham dự. 17 "ông lợn" sẽ được mổ và làm sạch trước khi đem đến lễ rước.
Theo cụ Tạ Tương Doanh (80 tuổi), một trong các cụ cao tuổi của làng La Phù, lợn dùng trong lễ rước phải là lợn đực. Gia đình nào đăng ký nuôi "ông lợn" thì không có tang, nếu có tang thì phải chuyển ngay sang nhà khác nuôi. Người đăng ký nuôi lợn phải giấu kỹ không cho người thôn khác biết.
Ông Doanh cho biết thêm, "ông lợn" được chọn đẹp nhất phải hội đủ các yếu tố: trắng trẻo, sạch sẽ, không đánh lông trước khi đổ nước sôi, mắt có màu trắng, nếu mắt màu đỏ gọi là lợn điên. Cách trình bày "ông lợn" cũng phải đẹp mắt, đầu không cao quá hay thấp quá, mặt phải tươi, không ủ rũ.
Giờ giấc rước "ông lợn" cũng được chia ra làm các múi giờ: 18h các thôn, xóm rước "ông lợn" ra đường làng, 21h làm lễ rước "ông" vào trong đình, 0h đêm ngày 14 bắt đầu nghi thức tế lễ và đến 6h sáng hôm sau sẽ chia lộc cho tất cả các hộ dân trong làng.
Ngay từ trưa, các ngõ xóm nhộn nhịp, rục rịch mổ xẻ, làm thịt và trang trí "ông lợn"
Cái khéo của người mổ lợn là phải làm sao lấy được hết lớp mỡ lá để trang trí bên ngoài "ông lợn", càng nhiều mỡ trang trí ở bên ngoài càng đẹp
Thịt lợn phải trắng, khi sờ tay vào thì nhẵn bóng, không gợn
Đến 18h, tất cả "ông lợn" được rước ra đình làng trong tiếng nhạc hùng tráng
Dáng lợn nằm cũng phải cân đối, không chếch lên hay cúi xuống quá
Mỗi thôn lại có một phong cách rước khác nhau
Đây là điệu múa sinh tiền (xin tiền), ai có lòng hảo tâm thì cho một ít tiền lẻ
Có làng lại hát dân ca quan họ
Ngõ xóm đông đúc, các em nhỏ muốn xem phải trèo lên cao
Các em nhỏ thích thú khi được tham dự lễ hội của làng
Con đường chính dẫn vào đình làng không còn một chỗ trống
Tại đình làng, người dân đến thắp hương và chờ xem lễ rước "ông lợn" vào đình
Phía bên trong đình, nhiều người đến từ sớm nhận chỗ ngồi
Trước khi bắt đầu nghi lễ dâng "ông lợn", 4 cô gái trong tà áo dài múa điệu "sinh tiền"
21h, các "ông lợn" được rước vào trong đình trước sự chứng kiến của các bậc cao niên cùng đông đảo người dân
"Ông lợn" nặng trên 200.000 kg nên việc di chuyển vào bên trong khá khó khăn
Lần lượt 17 "ông lợn" được đưa vào tế thần
6h sáng hôm sau, lợn được mang về để chia lộc cho các gia đình trong thôn