(Tinmoi.vn) "Sau một thời gian, tôi phát ngán và không thể chú ý đến những cuốn sách đó được nữa bởi nội dung rất nhàm chán và không liên quan đến bất kì điều gì ở hiện tại", Jesse Peterson - một chuyên gia nước ngoài làm việc tại Thái Bình chia sẻ.
Cách đây bốn năm, tôi tình cờ tới Việt Nam du lịch, vẻ đẹp của đất nước Việt Nam và phong cách thân thiện của người Việt đã khiến tôi quyết định chuyển tới Việt Nam sinh sống và làm việc. Với mong muốn hòa nhập và tìm hiểu bản sắc văn hóa của nơi mình sinh sống tôi quyết định đăng ký học tiếng Việt tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh. Học tiếng Việt rất khó cho người lớn tuổi như tôi. Lúc tôi học tiếng Việt, tôi đã bắt đầu học bằng SGK Việt Nam. Loại sách đó tôi có thể dễ dàng tìm thấy và mua ở các nhà sách.
Trong quá trình học, tôi nhớ trong sách có rất nhiều câu chuyện dân gian. Tôi đã cố gắng đọc, học và hiểu được những câu chuyện đó. Nhưng sau một thời gian, tôi phát ngán và không thể chú ý đến những cuốn sách đó được nữa bởi nội dung rất nhàm chán và không liên quan đến bất kì điều gì ở hiện tại.
Ảnh minh họa
Công nghệ kĩ thuật ngày càng hiện đại, nhưng vì sao sách giáo khoa vẫn không phát triển hơn dù luôn được cải cách. Cách làm hiện nay của các nhà biên soạn sách giáo khoa chỉ là rút ngắn quá trình học lại và nó đồng nghĩa với việc dồn ép các em nhỏ phải ra sức học cực lực hơn. Áp lực học nặng nề hơn khiến các em không có sự thoải mái khi học. Trong khi đó, những thiết bị điện tử đã được ưa chuộng vì tiện ích. Mọi người có thể lướt mạng và tìm hiểu bất cứ điều gì thắc mắc 1 cách nhanh chóng mà nội dung thì rõ ràng và đầy đủ. Điều quan trọng là, những gì không thú vị thì không tạo được sự hứng thú để học tập.
Tôi là một quản lý bán hàng của một công ty ở Thái Bình. Tôi cũng dạy tiếng Anh cho đồng nghiệp bán hàng sau giờ kết thúc làm việc ở công ty. Tôi thực sự nỗ lực để khuyến khích họ học tốt nhưng tôi thấy là hầu hết người học không có động lực để học tốt. Mỗi ngày tôi viết email để giải thích cho họ rõ ràng lý do học tiếng Anh vì sẽ có thể có lợi trong cuộc sống họ. Một ngày khi một số sinh viên đã quyết định không học nữa thì tôi đã cảm thấy rất thất vọng và bối rối. Tôi không biết tại sao người học lại quyết định như thế. Tôi nghĩ: "Có thể những người học đã nhàm chán việc học từ rất lâu. Vì vậy, họ sẽ hoàn toàn không có động lực học tốt nữa?"
Một vấn đề nữa với các trường ở Việt Nam là họ có sách giáo khoa khủng khiếp. Một sự nhàm chán khủng khiếp. Trẻ em cảm thấy sách như 1 nhiệm vụ phải học, chứ không phải đang được học từ sách. Lúc tôi đi học ở Canada 20 năm trước tôi nhớ rằng sách giáo khoa của chúng tôi là rất thú vị. Nó đã có rất nhiều hình ảnh, sơ đồ, và màu sắc. Nó tạo sự hấp dẫn khiến bạn muốn mở ra và đọc toàn bộ cuốn sách đó.
Một điều mà tôi nghe về trường trung học Việt Nam là giáo viên và học sinh hầu như không tương tác với nhau. Lớp chỉ là một giáo viên sẽ nói còn học sinh ngồi và lắng nghe lặng lẽ. Họ viết lại tất cả những gì giáo viên nói và nghiên cứu sách giáo khoa. Sau đó sẽ có một bài kiểm tra. Đây là một thói quen rất nhàm chán. Nó sẽ làm tâm trí không hoạt động. Học sinh không thể học nếu không có sự tương tác. Với cách học này, sau khi kết thúc khóa học, hoc sinh sẽ không còn muốn học nữa.
Để tạo được sự tương tác, trước tiên, người thầy phải năng động, linh hoạt tạo một môi trường học tập sôi động và gây nhiều sự bất ngờ, làm cho họ quên rằng họ đang học. Bản thân các học sinh cũng phải tích cực, năng nổ tham gia vào buổi học. Tuy nhiên, các lớp học ở Việt Nam khá đông với trung bình mỗi lớp 40-50 sinh viên sẽ gây khó khăn cho giáo viên khi tương tác với sinh viên.
Jesse Peterson