Ít ai biết rằng, cách đây 20 năm trước, Đàm Vĩnh Hừng chỉ là một anh thợ cắt tóc quèn.
Yêu đam mê ca hát nhưng chỉ khi rảnh, anh mới xin đi hát cho các chương trình ca nhạc với cat -xe chỉ vài chục nghìn cho cả chục bài.
Lúc này, 'ông hoàng nhạc Việt' có cuộc sống khốn khó khi một bát phở thịt cũng không dám mua.
Nhưng đam mê ca hát, nên anh vẫn đăng kí tham gia các cuộc thi, lang thang khắp các sân khấu lớn ở Sài Gòn để tìm kiếm cơ hội thỏa mãn niềm đam mê của mình.
Sau 20 năm, tiệm tóc năm xưa đã có một cái tên khác.
"Cô bé thợ phụ - cũng là học trò năm ấy đã lên làm bà chủ nhỏ, khá nhiều những món đồ còn giữ nguyên cái ghế Hưng ngồi nè, hồi xưa là 3 cái, giờ chỉ còn 1, Hưng tự đặt ghế này để dễ cắt nhất, cái ghế xoay là xin bà chị làm trên xổ số kiến thiết (ghế văn phòng họ bỏ ra rồi bà chị chở về cho mình để ngồi và di chuyển khi cắt, sấy hoặc cắt tóc cho em bé! Cái mâm để dao, kéo, lược, kẹp tăm, chén nhuộm thậm chí la cái bàn ăn trưa của riêng tui hồi đó... mà con bé vẫn giữ nguyên!
Cách làm kệ bằng kiếng, dán hình và gắn quạt cô bé cũng giữ nguyên phong cách đó! (thật ra ngày xưa dán 1 hàng chạy dài quanh chiều ngang miếng kiếng thôi, với lại cũng không chật chội và nhiều thứ như trong hình... Các đệ tử luôn tuân thủ và yêu thích cách bài trí của tui cách đây hơn 20 năm. Ngày xưa không có máy uốn nóng như bây giờ. Nghèo lắm! Một bát phở thịt còn không dám gọi... Toàn xin nước nhiều về chan cơm. Người xoã tóc chính là sư phụ! Hồi xưa thuê nhà bà! Và bà là người đã hô biến Đàm Vĩnh Hưng biết chửi thề, binh xập xám, biết chống trả và ngày càng quỷ quái... từ một cậu nhóc 19 tuổi - tâm hồn sạch như một vị chân tu... thế mà.... vậy đấy! Nhưng tôi thích!", Đàm Vĩnh Hưng trải lòng.
Ở thời điểm hiện tại, khi việc kiếm tiền đối với Đàm Vĩnh Hưng trở nên dễ dàng hơn, nam ca sĩ vẫn không quên được những tháng ngày khốn khó.
Để nguôi ngoai nỗi nhớ nghề cắt tóc, thỉnh thoảng Đàm Vĩnh Hưng chính tay cắt tóc cho các đồng nghiệp của mình.