Nhằm giúp các phụ huynh tìm ra phương pháp hay để giáo dục trẻ, nhà sách Minh Long xin giới thiệu với quý độc giả cuốn sách Cẩm nang nuôi dạy con cái theo phương pháp Montessori, thuộc “Tủ sách giáo dục gia đình kinh điển”.
Hiện nay, phương pháp giáo dục Montessori đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người đón nhận, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non.
Tuy nhiên, giáo dục Montessori là như thế nào? Đâu là những yếu tố quan trọng trong giáo dục Montessori? Làm sao để tạo một môi trường Montessori tốt nhất cho trẻ?... là những câu hỏi mà không ít các bậc phụ huynh, thầy cô và những người quan tâm tới giáo dục trẻ em còn băn khoăn thắc mắc.
Căn cứ trên những nguyên lí giáo dục phức tạp trong các tác phẩm của Montessori, tác giả cuốn sách đã tiến hành chỉnh lí một cách có hệ thống, chắt lọc những tinh hoa, cố gắng dùng cách ngắn gọn nhất, những câu chữ đắt nhất, những ví dụ cụ thể nhất, những phương pháp hiệu quả nhất để thể hiện chân lý của phương pháp giáo dục Montessori. Từ đó, giúp các bậc phụ huynh hiểu và nắm được phương pháp giáo dục này trong thời gian ngắn nhất; lựa chọn được cách giáo dục phù hợp nhất cho con, để con có thể trưởng thành với tính cách vui vẻ, mạnh khỏe, độc lập, và biết yêu thương.
Cuốn sách gồm 9 chương với các nội dung như sau:
CHƯƠNG I: PHÁT HIỆN CỦA MONTESSORI - BÍ MẬT CỦA TUỔI THƠ
Thật ra còn rất nhiều điều về trẻ nhỏ mà loài người chúng ta chưa biết, trong lòng chúng có rất nhiều điều chúng ta không hiểu, nhưng chúng ta nhất định phải tìm hiểu, nhất định phải dùng tình yêu thương và tinh thần hy sinh để khám phá lĩnh vực còn chưa biết hết này, giống như ôm ấp mơ ước đi tìm kho báu ở ngoài khơi vậy.
CHƯƠNG II: NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC CỦA MONTESSORI
Trong quá trình trưởng thành, trẻ chưa hẳn đã ý thức được nhu cầu nội tại của bản thân, người lớn cũng không biết cách giải thích cho chúng thế nào, do đó, cuộc sống của trẻ ở nhà và ở trường rất có khả năng sẽ nảy sinh những trường hợp nhầm lẫn, ngăn trở sự phát triển của trẻ nhỏ.
Qua quá trình nghiên cứu triệt để những nhu cầu bên trong nhất, sâu nhất ở giai đoạn đầu tiên của trẻ nhỏ, chúng ta mới biết rằng: muốn loại bỏ tình huống nêu trên, thỏa mãn được nhu cầu của trẻ thì cần phải giải phóng trẻ.
CHƯƠNG III: TỰ NHIÊN TẠO NÊN KỲ TÍCH
Chúng ta nên cố gắng hết sức để tự nhiên nuôi dưỡng trẻ, bởi trẻ càng tự do phát triển sẽ càng có được cơ thể cân đối và các năng lực hoàn hảo.
Tự nhiên đã giúp chúng ta sắp xếp tất cả, chúng ta chỉ cần để cho trẻ tự do nữa mà thôi, hãy tạo cho trẻ một môi trường khoa học, tự do, và việc của chúng ta chỉ là ngồi quan sát trẻ trưởng thành đồng thời trở thành một nhân chứng chứng kiến những kỳ tích của chúng.
CHƯƠNG IV: CUỘC SỐNG NỀ NẾP GIÚP CẢI THIỆN NHÂN CÁCH BÊN TRONG
Giữ cơ thể sạch sẽ, duy trì những hành vi, cử chỉ đúng mực sẽ khiến cho trẻ càng tự trọng và tự tin hơn; không những thế, trong quá trình dạy trẻ, người lớn cũng sẽ có được những ảnh hưởng nhất định trong việc nâng cao ý thức của mình về vệ sinh và phép tắc.
CHƯƠNG V: TÍNH TRẬT TỰ THẦN BÍ
Trong con người trẻ cất giấu một tính trật tự thần bí, cảm giác nhạy bén cao độ của trẻ về trật tự trong môi trường xung quanh khiến người ta khó mà tưởng tượng được. Nếu như ngay từ khi trẻ mới ra đời, chúng ta đã cho trẻ sống trong môi trường sạch sẽ, ngăn nắp, điều này sẽ tạo dựng nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển tâm lý có trật tự của trẻ sau này.
CHƯƠNG VI : VẬN ĐỘNG THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ LỰC VÀ TÂM LÝ
Vận động hết sức quan trọng đối với trẻ nhỏ. Sự phát triển của trẻ không chỉ dựa vào nhân tố tâm lý mà còn phải dựa vào nhân tố thể xác. Vận động thúc đẩy sự phát triển thành thục của trí lực, đồng thời cũng là biểu hiện có ý nghĩa sau cùng của trí tuệ nhân loại.
CHƯƠNG VII: PHÁT TRIỂN CẢM QUAN TOÀN DIỆN
Cảm quan là điểm tiếp xúc giữa con người và môi trường, tâm hồn có thể thông qua những kinh nghiệm cảm quan mà trở nên tinh tế, sự phân biệt đầy tinh tế này là kết quả của quá trình luyện tập trong cuộc sống hằng ngày.
Trẻ nhỏ muốn thích ứng với cuộc sống hiện tại và thời đại tương lai, nhất định phải có năng lực quan sát nhạy cảm trước môi trường, hình thành nên những năng lực và phương pháp cần thiết khi quan sát. Mà mục tiêu của việc giáo dục cảm quan chính là dạy mỗi đứa trẻ trở thành một nhà quan sát, điều này chủ yếu thể diện trên hai phương diện - từ góc độ sự phát triển của một cá nhân, chúng ta hy vọng có thể giúp con người phát huy tốtnhững tiềm năng tự nhiên ban tặng; từ góc độ sự phát triển của xã hội, chúng ta hy vọng những đứa trẻ sau này có thể thích nghi tốt hơn với môi trường.
CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG PHÁP DẠY NGÔN NGỮ VÀ SỐ HỌC HIỆU QUẢ
Ngôn ngữ và số học là hai công cụ có thể củng cố và xác định lại những thứ là tiền đề cho việc tích lũy kiến thức, từ đó mà mở rộng cánh cửa cho việc giáo dục trong tương lai.
Do đó, việc dẫn dắt trẻ một cách đúng đắn, xây dựng một nền tảng ngôn ngữ và số học chắc chắn trong những năm tuổi thơ - thời kì trí lực của trẻ phát triển nhanh chóng nhất - có thể bồi đắp nên những tư duy hợp lý cho trẻ, thúc đẩy trẻ tiếp thu chỉnh thể văn hóa và hình thành nên những năng lực cần thiết trong việc tạo nên nhân cách con người như năng lực trừu tượng, năng lực tưởng tượng, năng lực phán đoán và lý giải.
CHƯƠNG IX: SỰ HÌNH THÀNH TÍNH CÁCH
Những hành động của trẻ nói với chúng ta rằng, chỉ có những nỗ lực của cá nhân mới có thể thúc đẩy sự phát triển tính cách. Những nỗ lực mà trẻ có được không hề có quan hệ với những nhân tố bên ngoài, mà được quyết định bởi tiềm năng sáng tạo của trẻ và những trở ngại trẻ gặp phải trong cuộc sống thường ngày.
Hy vọng cuốn sách sẽ có ích cho những bậc phụ huynh trẻ, để ngày càng có thêm nhiều trẻ em được hưởng những điều tốt đẹp hơn.
Sách do Công ty TNHHMTV TM&DV Văn hóa Minh Long và NXB Phụ nữ liên kết ấn hành.
N.Q/PRWeb/ĐSPL