Người lao động làm việc tại vùng mỏ Hang Cá - Đá Cạo - Bà Đầm (Ngọc Lặc - Yên Định, Thanh Hóa) chủ yếu là lao động tự do, họ hầu như không được tập huấn nghiệp vụ, không sử dụng bảo hộ lao động. Vì vậy, gần như năm nào ở dãy núi này cũng xảy ra tai nạn chết người thảm khốc khi họ đang khoan cống, đào gầm, khai thác đá.
Do không ký kết hợp đồng, không có sự ràng buộc về mặt pháp lý chủ - thợ, nên sau khi xảy ra tai nạn, chủ mỏ sẽ thỏa thuận với gia đình bồi thường từ 100 - 150 triệu đồng, mọi chuyện coi như xong. Người lao động làm việc tại vùng mỏ Hang Cá - Đá Cạo - Bà Đầm (Ngọc Lặc - Yên Định, Thanh Hóa) chủ yếu là lao động tự do, họ hầu như không được tập huấn nghiệp vụ, không sử dụng bảo hộ lao động.
Vì vậy, gần như năm nào ở dãy núi này cũng xảy ra tai nạn chết người thảm khốc khi họ đang khoan cống, đào gầm, khai thác đá. Do không ký kết hợp đồng, không có sự ràng buộc về mặt pháp lý chủ - thợ, nên sau khi xảy ra tai nạn, chủ mỏ sẽ thỏa thuận với gia đình bồi thường từ 100 - 150 triệu đồng, mọi chuyện coi như xong. Người lao động làm việc tại vùng mỏ Hang Cá - Đá Cạo - Bà Đầm (Ngọc Lặc - Yên Định, Thanh Hóa) chủ yếu là lao động tự do, họ hầu như không được tập huấn nghiệp vụ, không sử dụng bảo hộ lao động. Vì vậy, gần như năm nào ở dãy núi này cũng xảy ra tai nạn chết người thảm khốc khi họ đang khoan cống, đào gầm, khai thác đá. Do không ký kết hợp đồng, không có sự ràng buộc về mặt pháp lý chủ - thợ, nên sau khi xảy ra tai nạn, chủ mỏ sẽ thỏa thuận với gia đình bồi thường từ 100 - 150 triệu đồng, mọi chuyện coi như xong.
Vợ con anh Quýnh là một trong nhiều gia đình rơi vào cảnh vợ góa, con côi khi người chồng đi đục cống, đào gầm thiệt mạng.
"Tai nạn là cầm chắc cái chết"
Nghe thợ đào cống kể về những câu chuyện “đồng nghiệp” của họ tử nạn tại dãy núi Hang Cá, tôi rợn người. Không ít trường hợp bị mìn nổ tan thây hoặc bị cả khối đá lớn bằng tòa nhà cao tầng đổ ập xuống thân xác nạn nhân, khiến việc tìm kiếm thi thể trở nên vô cùng khó khăn. “Nghề đá ở Hang Cá - Đá Cạo - Bà Đầm giúp hàng nghìn nông dân có việc làm và mang lại sự giàu sang đối với những ông chủ thức thời, khéo “luồn lách”. Nhưng tôi nghĩ, đây cũng là nghề bạc nhất trên đời này. Khi bị tai nạn thì cầm chắc cái chết, song chết cũng chưa yên, vì có trường hợp xác người phân tán khắp nơi, trường hợp khác bị đá đè phải mất vài ngày mới đào bới thấy” - ông Bùi Văn Long (trú xã Xuân Du, huyện Như Thanh) tâm sự.
Cái chết của hai anh em ruột Lê Quang Quân, Lê Quang Quýnh (trú xã Xuân Du, huyện Như Thanh) mới đây ở vùng mỏ Hang Cá - Đá Cạo - Bà Đầm trở thành nỗi ám ảnh đối với bạn nghề, gia đình, người thân. Nạn nhân Lê Quang Quýnh (SN 1982) làm thợ cống, có ký hợp đồng đánh đá với Cty TNHH Xuân Trường (Cty Xuân Trường) do ông Trịnh Đình Xuân làm giám đốc. Khoảng 6h sáng 28.3.2014, anh Quýnh nói với thợ núi Lê Văn Chung lên mỏ khoan đá, rồi Quýnh đi vào núi trước. Khoảng 30 phút sau, nhiều người làm việc ở Cty Xuân Trường hốt hoảng khi họ nghe tiếng mìn nổ chát chúa gần khu vực máy hơi. Lê Văn Chung vội vàng lao tới thì hỡi ôi, người đàn ông mới chỉ đạo anh trong công việc giờ tan nát các bộ phận trên người. Bàn tay phải bay đi đâu mất, lục phủ ngũ tạng của Lê Quang Quýnh bị xé toang.
Trước đó, người anh ruột của anh Quýnh tên Lê Quang Quân cũng chết thảm. Ông Lê Xuân Vịnh (trú xã Xuân Du, huyện Như Thanh) trực tiếp chứng kiến cảnh tượng đau lòng, nhớ lại: Anh Quân đứng khoan vách tại mỏ đá của Cty TNHH Thanh Nghệ (đóng xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc) cách ông Vịnh khoảng 1m. Lúc này, ông Vịnh thấy lắc rắc bụi rơi nên gọi: “Quân ơi! Đá cựa”. “Tôi vừa dứt lời thì Quân nhấc được một chân ra khỏi chỗ đang khoan. Nhưng chỉ tích tắc thôi, tảng đá bằng cái bàn tụt xuống, đè lên vai, đè giập nát bàn chân phải, Quân chết tức tưởi”. Sau cái chết của Lê Quang Quýnh không lâu, vào ngày 14.4.2014, tại mỏ đá của Cty TNHH chế biến đá tự nhiên Nam Thái Sơn (Cty Nam Thái Sơn), khi đang làm việc, thợ đá Bùi Tuấn Vương (trú xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc) bất ngờ bị khối đá rơi trúng đầu, dẫn tới tử vong tại chỗ…
Mờ mịt tương lai
Tới thăm gia đình có người thân là thợ cống, thợ gầm chết nơi mỏ đá Hang Cá - Đá Cạo - Bà Đầm, tôi thấy cuộc sống của vợ con họ đang gặp muôn vàn khó khăn, nhà cửa tiêu điều và hoang lạnh, tương lai của những đứa trẻ vô cùng mờ mịt. Tại ngôi nhà đang xây dựng dang dở của gia đình nạn nhân Quýnh ở xã Xuân Du là cảnh lũ trẻ nheo nhóc và cô vợ Lê Thị Ngân đang mang bầu đứa con thứ tư. Chị Ngân gạt nước mắt: Anh Quýnh nhận khoán đục cống từ các chủ mỏ rồi kêu thợ đi làm. Trừ hết mọi khoản, hằng tháng dành dụm được 3-5 triệu đồng nên gia đình chị mới xây được ngôi nhà này. Anh Quýnh “ra đi” để lại cho mẹ con chị Ngân nỗi đau đớn về tinh thần và khó khăn chồng chất trong cuộc sống hằng ngày. Ba đứa nhỏ, cháu đầu học lớp một, đứa hai 4 tuổi, đứa ba 2 tuổi đang nương nhờ ông bà ngoại ở bên xã Triệu Thành, huyện Triệu Sơn. Ông Lê Quang Tâm - Trưởng thôn 3, xã Xuân Du, huyện Như Thanh - nói: “Mẹ con nó giờ sống vất vưởng với hơn hai sào ruộng theo suất của chồng và của ông bà nội. Ngoài ra không có việc gì để làm thêm. Nó than với mọi người “ít ngày nữa, con ở cữ chưa biết đào đâu ra tiền để chi phí sinh nở, lấy tiền đâu nuôi nấng các con!”. Cuộc sống của mẹ con cái Ngân đang đi vào ngõ cụt của con đường hầm tối tăm, mờ mịt”.
Tôi tìm đến gia đình thợ cống Bùi Tuấn Vương (xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc), chết tại Cty Nam Thái Sơn tháng 4.2014. Trong căn nhà hoang lạnh, chỉ có người mẹ già Bùi Thị Dung ngồi nhai trầu tỏm tẻm. Bà Dung nói: “Tôi có 5 người con, thằng Vương là một trong hai đứa đã chết. Nó ra đi, để lại cho vợ hai đứa con, một trai, một gái. Cả nhà 5 miệng ăn, nhưng chỉ có một sào ruộng, cao nhất cũng chỉ được 2 tạ thóc/vụ. Vợ thằng Vương giờ đi nấu cơm thuê cho người ta, nhưng cũng chỉ đủ rau cháo qua ngày. Chưa biết rồi đây tương lai hai đứa trẻ sẽ đi về đâu?”. Lại tìm đến gia đình thợ cống Hà Văn Đồng (xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc) mất vào 22.11.2013 tại dãy núi Hang Cá. Trước đó hơn hai tháng, ngày 2.9.2013, con trai ông Đồng là Hà Văn Nhất khi đang khoan cống tại Cty CP Mạnh Tân cũng bị đá rơi trúng đầu, nát mất 1 bên tai, toác tay và bị rạn sọ, tụ máu não trong, nhưng may mắn thoát chết. Căn nhà của gia đình nạn nhân Đồng trống hoác, chẳng có vật dụng gì giá trị. Bà Phạm Thị Thứ (vợ ông Đồng) kể: “Tôi mắc bệnh tim, quanh năm ốm đau. Hai bố con đi làm chỉ đủ tiền thuốc thang cho tôi. Giờ chồng mất đi, con trai phải ở nhà làm vườn, chăm mẹ ốm. Đã nghèo nay lại càng cùng cực hơn chú ạ”.
Cứ tiền là xong
Không có hợp đồng lao động, không ràng buộc về mặt pháp lý nên mỗi khi thợ cống, thợ gầm thiệt mạng do tai nạn nghề nghiệp chỉ được chủ mỏ đền bù từ vài chục đến hơn trăm triệu đồng, coi như xong chuyện. Mạng người rẻ rúng khiến chủ các doanh nghiệp coi đó là chuyện bình thường, rồi lại tiếp tục có thêm những trường hợp khác ngã xuống ở vùng mỏ này để mang lại sự giàu có, sang trọng cho các ông chủ. Chị Lê Thị Ngân cho biết: “Hôm anh Quýnh chết tại mỏ đá, Cty Xuân Trường thỏa thuận bồi thường 150 triệu cộng với 10 triệu đồng tiền mai táng phí. Họ đưa hồ sơ, giấy tờ cho gia đình ký và yêu cầu không kiện cáo gì nữa”. Tôi hỏi, chị có đọc nội dung không? Chị Ngân trả lời: “Không. Mình không giữ giấy tờ gì cả. Văn bản do họ chuẩn bị rồi đưa cho tôi ký. Lúc đó, tôi không biết gì cả, họ nói bồi thường rồi thì thôi. Giờ, một tay tôi nuôi 4 đứa con, mạng người chỉ từng ấy tiền, thật rẻ mạt. Thực sự, lúc đó, tôi đau đớn trước cái chết của anh Quýnh, nếu tỉnh táo, tôi không đồng ý đâu. Hơn thế, trước khi bị tai nạn, anh Quýnh gọi điện về nói, Cty Xuân Trường còn nợ anh mấy chục triệu đồng, nhưng giờ chết là hết”.
Thợ cống, thợ gầm không học hành bài bản nhưng lại thuần thục trong việc sử dụng vật liệu nổ
Qua phản ánh của các nạn nhân cho thấy, Cty Xuân Trường đối xử rất “bạc” với những người thợ. Thợ cống Lê Thiên Lực (trú Thắng Long, xã Yên Lâm) nói: “Tôi từng đục cống, khoan gầm tại mỏ đá của Cty Xuân Trường, nhưng ông chủ sống không có tình người. Năm 2009, tôi bị tai nạn vào ngày 27.7 tại mỏ đá của công ty này, hậu quả, đầu tôi bị vỡ, toác một miếng xương sọ ra ngoài. Điều trị hết 25 triệu đồng, tôi lên Công ty Xuân Trường thanh toán tiền công. Ông Giám đốc Trịnh Đình Xuân bảo: “300.000 đồng tiền sơ cứu ở trạm xá, tao bỏ ra, nên phải trừ”. Nôm na ông ấy nghĩ là: Tao có tiền, tao thuê mày, mày chết thì đền tiền, xong. Bọn em làm gầm, khoan cống, chủ mỏ được tiền tỉ, mình được tiền nghìn, song họ vẫn chỉ coi mình như cỏ rác”.
Ở Cty Nam Thái Sơn được đánh giá là đơn vị thực hiện khá đầy đủ các quy định của pháp luật, nhưng theo ông Giám đốc Nguyễn Hữu Quảng khẳng định, hiện trong tổng số 150 lao động chỉ có khoảng 50 người tham gia bảo hiểm. Hay như tại Cty Xuân Trường có tới 250 lao động, nhưng ông Trịnh Đình Xuân - Giám đốc Cty Xuân Trường - cho biết: Chỉ có 23 lao động được đóng bảo hiểm. Ai chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho hàng nghìn thợ đá làm việc tại vùng mỏ Hang Cá - Đá Cạo - Bà Đầm đang là câu hỏi bỏ ngỏ! Những người thợ cống, thợ gầm lao động theo bản năng tiếp tục phải đối diện với cái chết luôn rình rập.
Theo ANH TUẤN