Ở độ tuổi còn rất trẻ, tuy nhiên những doanh nhân 9X này đã tự gây dựng sự nghiệp và sở hữu khối tài sản khổng lồ khiến nhiều bạn trẻ phải ghen tỵ.
Nguyễn Linh Cát - Nữ sinh làm giàu từ Internet
Sinh năm 1990, vừa tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học tại Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP HCM, Nguyễn Linh Cát đã nắm trong tay chuỗi 20 cửa hàng bán quần áo nam.
Vì không muốn làm trái ý phụ huynh, Linh Cát chấp nhận dành bốn năm cho việc học chuyên ngàng Công nghệ sinh học. Khi cô bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, nhiều người nghĩ cô uổng phí vào 4 năm học, tuy nhiên, cô lại thấy mình gặt được nhiều thứ. Trong đó, lớn nhất là bài học phải làm theo những gì mình yêu thích để có được đam mê và sẵn sàng dốc sức.
Lớn lên cùng internet và máy tính, Linh Cát sớm biết kinh doanh qua mạng là mảnh đất tốt lành cho những người thế hệ sau như cô nhưng mãi cho đến năm thứ hai đại học, Cát mới chọn được con đường.
Cách đây 2 năm, rất nhiều người đổ xô sang Trung Quốc, Thái Lan... tìm nguồn hàng rồi mang về Việt Nam rao bán trên mạng. Trào lưu này khiến nữ sinh viên như cô được dịp sắm sửa vì giá sản phẩm khá mềm, có rất nhiều mẫu mã dù chất lượng không cao.
Quyết tâm thử sức ở đại dương xanh này, Linh Cát gom góp số tiền dành dụm được trong suốt cả năm làm thêm trước đó, đến chợ Tân Bình, lùng chọn những mẫu vải phù hợp với những mẫu thiết kế mà cô thích khi lướt web, tham khảo thời trang nam, rồi đặt may gia công. Khi đã có sản phẩm, Cát bắt đầu lên mạng lập cửa hàng. Trang web123mua.vnlà điểm đến đầu tiên của cô.
Cô tính toán, giá bán ở các chợ đầu mối hay đặt hàng từ nước ngoài về, trung bình một áo sơ mi nam đã lên đến 180.000 đồng, bán ra phải trên 200.000 đồng mới có lãi. Nếu tự đặt may, giá bán chỉ bằng giá lấy hàng về mà lại đảm bảo được chất lượng và nhất là kiểu dáng không đại trà. "Điều này sẽ tạo nên thế mạnh cạnh tranh cho Catsashop"
Chia sẻ trên báo Doanh nghiệp và Hội nhập, Linh Cát tiết lộ: "Mới bắt đầu kinh doanh, lập website riêng khó thu hút người truy cập. Cách tốt nhất là dựa vào thế mạnh cộng đồng của những trang thương mại điện tử lớn".
Chưa đầy 2 năm nhưng chuỗi Catsashop của Linh Cát đã lên đến con số 20, trên địa bàn TP HCM và các tỉnh, thành lớn. Trung bình, mỗi tuần Catsashop cho ra thị trường 20 mẫu thiết kế mới.
Lê Trần Đắc Ngọc với ngề tổ chức sự kiện
Chỉ mới 24 tuổi, nhưng Đắc Ngọc đã sở hữu một sự nghiệp bạc tỷ với một nghề còn rất mới tại Việt Nam - nghề tổ chức sự kiện.
Lê Trần Đắc Ngọc sinh năm 1990, tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật của trường Đại học Kinh tế, anh chàng chân ướt chân ráo bước vào nghề bằng chỉ vì đam mê và lòng nhiệt huyết.
Tuy là một nghề khá mới mẻ tại Việt Nam trong những năm gần đây, tổ chức sự kiện đang phát triển với tốc độ nhanh chóng đi cùng nhu cầu quảng bá thương hiệu và sản phẩm mới của các doanh nghiệp.
Là người dám nghĩ, dám làm và dám khác biệt trong những ý tưởng, Đắc Ngọc đã nắm bắt lấy cơ hội hiếm có này. Sự sáng tạo chính là điểm mấu chốt dẫn đến thành công cho anh trong nghề tổ chức sự kiện. Anh được giới chuyên môn cũng như các bậc “tiền bối” đánh giá cao bởi những ý tưởng táo bạo mà người trong nghề gọi là “chất điên”.
Nghề tổ chức sự kiện mang lại cho anh chàng này một gia tài lớn không chỉ bởi Doanh thu hàng trăm triệu mà còn là những tố chất của một người tổ chức sự kiện giỏi.
Không chỉ là một người tổ chức sự kiện giỏi, với tài năng và sức trẻ, Đắc Ngọc còn mong muốn khám phá khả năng của bản thân mình khi tham gia và thành công trong các vai trò Stylish, Model, Makeup, diễn viên, marketing...
Không chỉ thế, Đắc Ngọc còn đảm nhiệm khá nhiều vị trí cao trong các tổ chức như: Phó giám đốc sự kiện – Trung tâm Unesco Tổ chức sự kiện (Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam), đại diện kinh doanh Kênh tư vấn tiêu dùng và đầu tư tài chính - Đài truyền hình cáp Hà Nội...
Lê Ngô Hải - doanh thu vài trăm triệu mỗi tháng nhờ cà phê
4 năm làm việc cho một tập đoàn công nghệ, phụ trách phân phối và bán lẻ sản phẩm Apple, nhưng vì đam mê thử thách và muốn làm chủ nên Lê Ngô Hải, chàng trai 24 tuổi ở TP HCM đã quyết định tạo cho mình bước ngoặt mới khi mạnh dạn mở một cơ sở cà phê rang xay với doanh thu vài trăm triệu đồng mỗi tháng.
Bắt tay vào tìm hiểu kỹ về nguồn hàng cũng như quy trình chế biến vào năm 2012, với suy nghĩ nếu cho ra đời một sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng sẽ dễ dàng gặt hái thành công hơn.
Cuối năm 2013, với số vốn dành dụm 70 triệu đồng, cùng sự hỗ trợ từ gia đình 100 triệu đồng cộng thêm mặt bằng có sẵn, chàng trai 24 tuổi này mở một quán cà phê diện tích 80 m2 tại Bàu Cát (Tân Bình).
Hải nuôi ước mơ là sản xuất cà phê nguyên chất để cung ứng cho cả thị trường Việt Nam và xuất khẩu. Tuy nhiên, chàng trai này nhận thấy giấc mơ sản xuất và cung ứng cà phê trên toàn thị trường Việt Nam đã khó, xuất khẩu lại càng khó hơn. Nếu chỉ làm một mình trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt này sẽ vướng nhiều trở ngại. Do vậy, Hải đã chia sẻ ý tưởng trên mạng xã hội và được nhiều người ủng hộ.
Đến đầu năm 2014, anh đã tìm được 5 công sự để cùng tham gia vào việc chế biến và sản xuất cà phê, hợp tác theo phương châm ai có gì đóng góp đó, cả về vốn cũng như công sức.
hIện nhóm của Hải đã có 30 ha cà phê ở Bảo Lộc, Lâm Hà (Lâm Đồng) đã được thu hoạch. Ngoài ra, mỗi năm nhóm Hải còn cam kết thu mua khoảng 10 tấn cà phê chất lượng với người nông dân ở Buôn Hồ (Đắk Lắk).
Phan Thủy (tổng hợp)