Một ca cấp cứu đặt stent (giá đỡ) cho bệnh nhân bị động mạch vành, bác sĩ có thể ăn chặn 6-8 triệu đồng.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của y học, các căn bệnh nguy hiểm như động mạch vành sẽ có cách chữa trị đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với vài thập kỉ trước.
Phần lớn các ca phẫu thuật mạch vành hiện nay không cần phải nhờ đến phẫu thuật. Can thiệp động mạch vành có thể thực hiện chỉ bằng cách mở một lỗ nhỏ trên da đê đưa ống thông và đặt stent (giá đỡ) vào động mạch ở đùi hoặc cổ tay để làm tái thông dòng máu. Quá trình thực hiện thủ thuật được tiến hành trong khoảng 1 giờ và phần lớn bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện.
Tuy nhiên vấn đề đáng nói ở đây là, thị trường cung cấp stent tại lại gặp nhiều bất cập, thậm chí có hại cho bệnh nhân.
Trả lời phỏng vấn trên báo Tiếp thị thế giới anh T cho biết: “Ngày trước chị có 5-7 hãng phân phối, nay có tới 20-30 hãng, thượng vàng hạ cám các loại stent. Hàng tên tuổi của Mỹ, Đức đã đành, giờ còn hàng của Ấn Độ, Trung Quốc, thậm chí của Thái Lan”
Những tưởng thị trường cạnh tranh thì giá stent giảm, người được lợi sẽ phải là bệnh nhân. Nhưng không phải, hàng loạt những loại stent chất lượng thấp từ Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,… vẫn âm thầm được sử dụng ở không ít bệnh viện. Không những thế người bệnh còn phải trả khoản tiền của giá stent xịn nhưng thực chất lại chỉ được hưởng chất lượng của những loại stent có giá rẻ hơn rất nhiều.
Một tài khoản Facebook có tên Hieu Phan cũng chia sẻ: “Đúng là có hiện tượng này. Giá stent nhập vào giữa stent như Abbott và của Ấn Độ chênh nhau rất lớn, vài lần. Nhưng bệnh viện thu của bệnh nhân là như nhau. Các hãng stent của Ấn độ chi hoa hồng cho bác sĩ rất lớn nên họ vẫn dung loại này. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra ở bệnh viện nhỏ địa phương"
Trường hợp không minh bạch trong việc đặt stent cho bệnh nhân động mạch vành là có thật nhưng hiện tượng này có phổ biến hay không thì cần cơ quan có thẩm quyền điều tra.
Nhưng trước hết để bảo vệ quyền lợi của mình mọi người cần chọn cơ sở uy tín để thăm khám bệnh. Vì nếu bị đặt “stent dởm”, một thờ gian bệnh nhân có thể gặp biến chứng, chỗ tắc bị hẹp lại như cũ và có thể bị đe dọa tính mạng. Chúng ta có thể tự bảo vệ bản thân và người nhà bằng cách yêu cầu kiểm tra giấy tờ trước khi đặt thiết bị y tế vào người.
Nhưng cũng có người đặt ra câu hỏi bệnh nhân khi nhồi máu cơ tim vào cấp cứu, tính mạng treo sợi tóc, bác sĩ nói sao thì nghe vậy chứ sao đủ trình độ để biết đâu là stent chính hãng hay stent dởm vì vậy việc đánh thức lương tâm của bác sĩ là điều quan trọng nhất, vì chỉ có bác sĩ mới là người hiểu rõ hệ quả khi đặt stent không đạt chuẩn cho bệnh nhân.
Thu Hằng (Tổng hợp)