Trong những ngày qua, thông tin nghệ sĩ cải lương Minh Vương đã mất đã được rất nhiều bạn đọc và người thân của nghệ sĩ Minh Vương quan tâm. Nhưng, đã có những thông tin cho biết, nghệ sĩ Minh Vương đã mất… không phải là nghệ sĩ Minh Vương (?). Vậy, nghệ sĩ Minh Vương nào đã mất?
Rất nhiều báo, trang mạng đã đăng hình và thông tin về nghệ sĩ Minh Vương đã mất. Người mất là nghệ sĩ Vũ Minh Vương (tên thật là Nguyễn Văn Hoàng, sinh năm 1955, tại Tân Châu-An Giang), chứ không phải NSƯT Minh Vương (tên thật là Nguyễn Minh Vương, sinh năm 1949, quê tại Cần Giuộc, Long An). Vũ Minh Vương cũng là một nghệ sĩ cải lương được yêu mến ở Việt Nam.
Nghệ sỹ Vũ Minh Vương là người qua đời.
NSƯT Minh Vương vẫn còn sống.
Hơn 40 năm gắn bó với sân khấu, NS Vũ Minh Vương được khán giả yêu thích qua nhiều vai diễn thuộc sở trường kép mùi. Anh đặc biệt phù hợp với các nhân vật cổ trang thuộc thể loại tuồng hương xa, dã sử như: Thạch Sanh (Thạch Sanh-Lý Thông), Lưu Bình (Lưu Bình-Dương Lễ), Bình Thanh (Nữ chúa rừng xanh), Thạch Bảo (Gió chuyển mùa thương), Hạ Sơn (Cánh nhạn mùa xuân)… Anh còn nổi tiếng qua các vai diễn ca ngợi anh hùng lịch sử dân tộc như: Trần Bình Trọng (Lửa rừng dương), Ngô Quyền (Hoa độc trong vườn), Nguyễn Huệ (Mai đào chung sắc), Đinh Bộ Lĩnh (Cờ lau khởi nghiệp)…
Chị Nguyễn Thị Hồng Thủy trước linh cữu của chồng
Hiện linh cữu của NS Vũ Minh Vương đang được quàn tại Viện dưỡng lão nghệ sỹ TP (số 314/65, Âu Dương Lân, phường 3, quận 8, TP HCM). Lễ động quan sẽ được tiến hành lúc 7h ngày 11/3, sau đó đưa đi hỏa tang tại Bình Hưng Hòa. Trực tại nhà tang lễ của Viện dưỡng lão nghệ sĩ là vợ anh, (người vợ thứ tư), là chị Nguyễn Thị Hồng Thủy, cùng người con gái lớn (của vợ đầu) là chị Trinh (từ chối không cho biết họ tên) và người con trai lớn (con trai ruột của NS Vũ Minh Vương).
Chị Trinh, con gái lớn của nghệ sĩ Minh Vương bên linh cữu của cha
Còn NSƯT Minh Vương hiện sống với vợ là chị Đỗ Thị Hồng tại địa chỉ số 51, đường Trần Quốc Toản, quận 3, TP HCM. Nhà của vợ chồng NSƯT Minh Vương hiện là một cửa hàng bán đồ thời trang do chị Hồng quản lý mang tên Dể (Dễ) Thương.
Gia đình anh có 7 anh em, đều sinh ra và lớn lên tại Long An, năm 10 tuổi anh theo cha mẹ lên Sài Gòn lập nghiệp. Ông theo học trung học, nhưng lại mê hát cải lương, nên tìm đến thầy Bảy Trạch. Ông từng đi làm em nuôi của những đào kép chính, phải khuân vác, xách đồ khi đoàn di chuyển, biểu diễn.
Bắt đầu đi hát năm 14 tuổi (1963) và sau khi đoạt giải "Khôi nguyên vọng cổ", được bầu Long ở đoàn Kim Chung mời ký hợp đồng. Ði hát chưa được một năm thì
NSƯT Minh Vương và gia đình buồn vì bị nhiều tờ báo đăng hình là đã chết.
Minh Vương bị bệnh, tóc rụng, nên phải nghỉ ở nhà chữa bệnh. Một năm sau, Minh Vương trở lại đoàn hát. Anh nhận bất cứ vai diễn nào với tâm niệm: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Năm 1967 Minh Vương được hát kép chính, lúc đó 18 tuổi và năm đó đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng anh. Năm 1971, tên tuổi của Minh Vương thật sự bắt đầu tỏa sáng, được nhiều hãng băng đĩa chú ý, mời thu thanh. Đồng thời, Minh Vương được mời đóng phim "Sám hối".
Đến năm 1972 thì Minh Vương cùng vợ thành lập đoàn cải lương Việt Nam lưu diễn khắp nơi cho đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Minh Vương từng là diễn viên của Đoàn Sài Gòn, Đoàn văn công TP HCM. Anh cũng đã từng đi sang biểu diễn ở các nước Tây Âu cùng với một số nghệ sỹ tài danh khác.
Tiếp chúng tôi tại nhà, vợ NSƯT Minh Vương rất bức xúc vì hàng loạt báo, trang mạng đăng tên, ảnh chồng chị đã… từ trần. Cũng dễ hiểu là cả hai đều có tiếng trong giới nghệ sĩ sân khấu, và quan trọng hơn là đều… giống nhau, xấp xỉ tuổi của nhau.
Kể lại câu chuyện này, ông Tần Nguyên, quản lý Nhà dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM cũng xác nhận: “Từ khi NS Vũ Minh Vương mất, có rất nhiều người đến viếng và điện thoại thăm hỏi cũng hoang mang không kém gì giới truyền thông. Chúng tôi phải giải thích mãi mọi người mới hiểu".
Chị Hồng Thủy (vợ của Vũ Minh Vương đã mất) và con gái lớn của anh (chị Trinh) cũng phải trả lời, giải thích cho hàng trăm cuộc điện thoại với những thắc mắc tương tự.
Chúng tôi, rất đồng cảm với gia đình NSƯT Minh Vương (còn sống) và cũng xin chia buồn sâu sắc đến nghệ sĩ Vũ Minh Vương (đã mất). Tất cả sự lẫn lộn vừa qua, âu cũng xuất phát từ lòng mến mộ, từ trái tim của khán giả với các nghệ sĩ mà mình yêu mến.
Bài viết này xin coi là một lời cầu nguyện, mong nghệ sĩ Vũ Minh Vương về với bàn thờ tổ của nghề và chúc cho NSƯT Minh Vương (đang sống), thật dồi dào sức khỏe, và nếu được vẫn sẽ còn dâng cho đời những lời ca, câu hát đã đi vào lòng người, mãi mãi ngân vang.