Nguồn tin từ C45 cho biết, trước khi tổ chức in logo “xe vua” bán trục lợi, bà Lê Thị Cẩm Vân (cầm đầu đường dây bán logo “Xe chở hàng”) là chủ một cơ sở kinh doanh gạch tại tỉnh Tây Ninh. Trong quá trình vận chuyển hàng, Vân đã học được nhiều “mánh khóe” nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.
Tin tức báo Người lao động đăng tải, ngày 5/9, cơ quan CSĐT Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45 – Bộ Công an) cho biết đang tiếp tục mở rộng điều tra những người có liên quan đến đường dây bán logo “xe vua”, bảo kê xe quá tải nhằm trục lợi hàng tỉ đồng vừa bị triệt phá trước đó.
Một nguồn tin từ C45 cho biết, trước khi tổ chức in logo “xe vua” bán trục lợi, bà Lê Thị Cẩm Vân (cầm đầu đường dây bán logo “Xe chở hàng”) là chủ một cơ sở kinh doanh gạch tại tỉnh Tây Ninh. Trong quá trình vận chuyển hàng, Vân đã học được nhiều “mánh khóe” nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.
Hai nghi can cầm đầu đường dây kinh doanh logo xe vua vừa được triệt phá. |
Do đó, để thuận lợi cho việc vận chuyển hàng quá tải của nhiều tài xế, Vân đã tổ chức in logo “xe vua” bán cho những người có nhu cầu nhằm trục lợi và tự nhận là có mối quan hệ với những người có trách nhiệm.
Từ ngày tham gia vào việc làm ăn phi pháp này, kinh tế của Vân phất lên nhanh chóng khiến nhiều người chóng mặt. Cũng theo nguồn tin này, trước khi bị bắt, Vân đã sở hữu nhiều tài sản có giá trị lớn cũng nhờ việc bán logo “xe vua”.
Riêng ông Thới, từng kinh doanh liên quan đến lĩnh vực vận tải hàng hóa nên cũng hiểu được cách né các trạm, cách “xin” CSGT, Thanh tra giao thông.Khi hình thành đường dây (tháng 6-2013), Thới dễ dàng phát triển mạng lưới với 2.000 xe bảo kê.
Cũng chiêu bài nhận là người thân của CSGT nhằm in logo để bán cho tài xế, hằng tháng, Thới chỉ đạo cho các đàn em đi thu tiền của các tài xế một cách đều đặn, không thiếu một đồng.Để việc làm ăn thuận tiện hơn, Vân còn thuê nhiều đàn em canh gác lực lượng CSGT, thanh tra giao thông để báo lại cho Vân. Những người này được Vân trả lương với giá 3 triệu đồng/tháng.
Tại cơ quan công an, Vân khai nhận vẫn còn hàng chục nhóm liên quan đến việc bán logo “xe vua”.Theo người dân sống ở xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh) cho biết từng chứng kiến bà Vân và ông Thới qua lại với nhau.
Trước đó, báo Vnexpress thông tin, công an huyện Bình Chánh (TP HCM) cho biết, trưa 26/8, nhiều trinh sát Cục cảnh sát Hình sự (C45 - Bộ Công an) đồng loạt bắt giữ 7 người trong hai đường dây bán "logo xe vua" do Lê Thị Cẩm Vân (33 tuổi) và Trần Văn Thới cầm đầu. Thời điểm cảnh sát ấp vào nơi cư trú, Thới đã kịp bỏ trốn.Đến sáng ngày 31/8, Trần Văn Thới (tự Út, 39 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) - nghi can cầm đầu đường dây bán "logo garage Thành Đô" bảo kê xe quá tải - đã ra đầu thú.
Theo điều tra ban đầu, Vân và Thới tự nhận là "người nhà" của lực lượng ngành giao thông, cho đàn em mời chào tài xế, nhà xe mua "logo vua" bảo kê các loại xe quá tải, quá khổ thoát khỏi sự kiểm tra của Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông... ở TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai.
Giá mỗi chiếc logo từ 2,5 đến 3 triệu đồng mỗi tháng. Nếu chi thêm 500.000 đến một triệu đồng để mua tiếp logo hình ngôi sao hoặc mặt trời sẽ "có tác dụng mạnh hơn". Tất cả các logo đều do chúng in, chi phí cao nhất là 1.000 đồng mỗi cái.
Những người trong đường dây này hàng ngày đi dọc các tuyến đường, phát hiện chỗ nào có chốt CSGT, thanh tra giao thông... sẽ thông báo tài xế xe quá tải né tránh. Nếu bị bắt giữ chúng sẽ đến xin giúp. Hai đường dây này hoạt động từ đầu năm nay, mỗi tháng bán được khoảng 1.000 logo, thu từ 2,5 tỷ đến 3 tỷ đồng.
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng chiều 29/8, thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng Cảnh sát Hình sự - cho biết sẽ khởi tố vụ án để điều tra các cá nhân "bảo kê" cho đường dây bán logo. Quan điểm của Bộ Công an là xử lý bất kỳ ai có vi phạm kể cả lực lượng công an và thanh tra giao thông.
PV (Tổng hợp)/Đời sống & Pháp luật