Dấu tích xuyên không trong ngôi đền cổ ở Ai Cập làm dấy lên nghi vấn về công nghệ mà người cổ đại sử dụng để xây dựng kim tự tháp.
Đây có thể đầu mối cho thấy việc người Ai Cập cổ đại đã sử dụng công nghệ cao nhằm xây dựng những kim tự tháp kỳ bí, trong đó Đại kim tự tháp Giza có lẽ là công trình kiến trúc được phân tích, nghiên cứu và đo lường nhiều nhất trong lịch sử.
Mặc dù rất nỗ lực, nhưng kỳ thực kim tự tháp nổi tiếng này vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa thể lý giải. Không có nhiều manh mối và rất ít ghi chép lịch sử về những công trình như Đại kim tự tháp Giza và điều đó khiến nảy sinh không ít ý kiến tranh luận.
Theo đó, đối với nhiều nhà nghiên cứu theo thuyết âm mưu và các nhà khảo cổ nghiệp dư, người Ai Cập cổ đại đã có mối giao hảo với người ngoài hành tinh và được truyền lại những công nghệ tiên tiến từ tương lai.
Người ngoài hành tinh có thể đã chia sẻ về những công nghệ hiện đại cho cư dân ở Ai Cập cổ địa. Ảnh: Getty |
Cụ thể, trong "The Pyramid Code", loạt phim tài liệu trên kênh Netflix, những ký hiệu tượng hình được tìm thấy trong ngôi đền ở Abydos, vùng đất thánh địa nổi tiếng ở Ai Cập, là một trong những bằng chứng có thể cho thấy về dấu tích của "công nghệ ngoài hành tinh".
Những ký hiệu "xuyên không" trong ngôi đền của Seti I, vị Pharaoh trị vì Ai Cập cách đây hơn 3.000 năm, được mô tả trông giống như một chiếc máy bay trực thăng và những phương tiện khác sử dụng công nghệ tiên tiến.
Phát hiện bằng chứng về công nghệ hiện đại trong ngôi đền cổ ở Abydos. Ảnh: Codigooculto |
Những nhà nghiên cứu theo thuyết âm mưu nhận định, nền văn minh cổ đại đã đưa trực thăng và phi thuyền hiện đại vào trong tác phẩm của họ thì chắc hẳn những cư dân này phải nhìn thấy hoặc ít nhất là biết về hình ảnh của chúng.
Ký hiệu lạ hình trực thăng được phát hiện là kết quả của quá trình chạm khắc đá và lộ ra theo thời gian do lớp thạch cao trên bề mặt bị xói mòn.
Bản khắc này được phủ một lớp thạch cao và tiến hành chạm khắc lại trong triều đại của Pharaoh Ramesses II. Đáng chú ý là bản khắc đầu tiên được thực hiện trong thời kỳ trị vì của Pharaoh Seti I.
Tuy nhiên, hiện tại, những hình ảnh này vẫn còn gây nên nhiều tranh cãi giữa những nhà khảo cổ học và nhiều người theo thuyết âm mưu.
Nguyễn Hằng
Theo Helino/Trí thức trẻ