Lực lượng chức năng vẫn tiếp tục tiếp tế nước, sữa, thức ăn cho nhóm người mắc kẹt bên trong. Hiện nay mực nước trong hầm khá nhiều, dâng cao hơn 1 m
Ngày thứ 2 tiến hành cứu hộ, cứu nạn vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng, công tác vẫn đang được khẩn chương tiến hành.
16h: Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra công tác y tế chuẩn bị cứu hộ nạn nhân.
Một số bác sĩ của bệnh viện Chợ Rẫy cũng đang trên đường đến Lâm Đồng tham gia ứng cứu nạn nhân, tất cả thuốc mem, bình oxy đã được chuẩn bị đầy đủ.
Hiện tại lực lượng cứu hộ đã đưa ra phương án khoan trừ trên đồi xuống các vị trí nạn nhân, sau đó dùng ống sắt có đường kính khoảng 60 cm để đưa quân áo và lương thực vào ứng cứu nạn nhân, nếu thuận lợi sẽ đưa nạn nhân ra bằng đường này.
15h: Sức khỏe của 12 nạn nhân trong hâm vẫn bình thường, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, ngườii trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ tại thời điểm này cho biết, với tốc độ nước dâng lên như hiện nay, phải đến vài ngày mới có thể gây nguy hiểm cho các nạn nhân trong hầm.
Làm việc với các bên liên quan, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đã phê bình chủ đầu tư vì từ khi xảy ra vụ việc đến nay vẫn chưa thấy Tổng giám đốc công ty này đến hiện trường.
14h: Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có mặt tại hiện trường. Hai Bộ trưởng thống nhất đình chỉ thi công đối với công trình hầm thủy điện Đạ Dâng, khi nào Bộ Công thương và Xây dựng đồng ý mới được làm trở lại
13h: Lực lượng chức năng vẫn tiếp tục tiếp tế nước, sữa, thức ăn cho nhóm người mắc kẹt bên trong. Hiện nay mực nước trong hầm khá nhiều, dâng cao hơn 1 m.
Danh sách nạn nhân đã được xác định gồm: Phạm Xuân Đăng, 1964, Hợp Hòa, Tam Dương, Vĩnh Phúc; Nguyễn Anh Tuấn, 1981, Hà Tĩnh; Phạm Viết Lành, 1994, Nghệ An; Phạm Viết Nam, 1973, Nghệ An; Đặng Thị Hồng Ngọc, 1988, Nghệ An; Trương Tuấn Việt, 1984, Hà Nội; Nhỡ Văn Tường, 1986, Hà Nam; Hoàng Tiến Đoàn, 1989, Nam Định; Hoàng Anh Văn, 1980, Nam Định; Hoàng Đình Hường, 1984, Nam Định; Hoàng Đình Thịnh, 1986, Nam Định; Nguyễn Văn Quang, 1976, Hà Tĩnh.
12h: Trên đỉnh quả đồi, cách nơi xảy ra sự cố sập hầm khoảng 70m xuất hiện 2 miệng hố do sụt lún. 2 hố có đường kính 15m x 4m, chiều sâu khoảng 10m, 2 hố này cách nhau khoảng 9m. Đây được cho là lý do khiến công tác đào lỗ cứu hộ xuyên 35 mét đất đá gặp khó khăn. Cứ đào ở dưới thì phía trên đất đá lại tuồn xuống.
Có thông tin cho biết, hố này đã xuất hiện khá lâu nhưng mấy ngày gần đây trời mưa khiến hố sạt lở mạnh và nước có thể theo đó thấm xuống dưới.
10h: Nước trong hầm đang tiếp tiệc dâng lên ống thông hơi bị tắc và ẩm nên 12 công nhân đang mắc kẹt có thể sẽ bị ngạt nước.
Một phương án được đưa ra là vừa đào hầm vừa thoát nước ra ngoài.
Có khoảng 100 người đang tiến hành cứu hộ được chia làm 2 nhóm: 1 nhóm đẩy đường ống bằng thép đường kính 6 cm vào trong để bơm khí ô xy và tiếp tế thức ăn cho các nạn nhân mắc kẹt trong đường hầm, nhóm còn lại đào 1 đường hầm chữ A vòng qua khu vực sạt lở để tiếp cận nạn nhân.
Ông Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đã có mặt tại hiện trường, chỉ đạo khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện cần thiết để cứu 12 nạn nhân ra ngoài nhanh nhất.
Công tác cứu hộ vẫn đang gặp nhiều khó khăn
9h30: Nói về phương án cứu hộ, ông Lê Việt Quang - Giám đốc Công ty Nhôm Lâm Đồng cho biết:Dựng đường hầm dài 35m, dùng gỗ kè hai bên đường vào hầm là phương án tối ưu hiện nay. Với tốc độ làm việc không ngừng nghỉ như hiện nay thì phải mất 2 ngày mới hoàn thành đường hầm này vì bên trong đất sụt lở rất nhiều.
Qua đường ống đã khoan được cháo, sữa và oxy đã liên tục được đưa vào cho các nạn nhân bên trong, hiện nước trong khu vực nạn nhân đang ngập cao khoảng 60cm.
8h: Theo Đại tá Hoàng Công Thạo -Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Lâm Đồng - Chỉ huy trưởng điều hành cứu hộ cứu nạn cho biết đã bắt đầu đưa một nhóm cứu hộ vào sâu trong đường hầm để thực hiện phương án mới là dựng hầm nhỏ hình chữ A để ngăn hầm sụp và đá rơi.
Lúc này, lực lượng cứu hộ đang nhanh chóng cưa gỗ để đưa vào dựng hầm.
Theo ông Thạo, bên trong hầm đá vẫn rơi từ trên xuống rất nhiều nên phương án này được cho là khả thi để an toàn cho cả lực lượng đang đào hầm bên trong.
Trước đó, lượng lượng cứu hộ, cứu nạn đã dùng máy khoan chuyên dụng công suất lớn thay ca làm việc suốt đêm nhưng không có kết quả. Các mũi khoan đã bị đá mồ côi vốn rất cứng và dày chặn lại. Chính vì thế phương án mới này được thực hiện là đào thủ công theo mô hình hàm ếch, đào tới đâu đưa các giá đỡ bằng những cây gỗ lớn từ bên ngoài đưa vào.
Hiện tại sức khỏe của 12 nạn nhân bị kẹt bên trong vẫn bình thường, cháo và sữa đã được bơm vào trong và các nạn nhân đã nhận được. Theo tín hiệu từ trong hầm truyền ra thì nước trong đó đã ngập đến đầu gối, và rất lạnh, mọi người đang ngồi co ro trên giàn giáo nhỏ.
Hiện tại công tác cứu hộ đang gặp nhiều khó khăn vì lượng đất đá, bùn nhão rất lớn và kéo dài khoảng 26-27 m.
Hầm Đạ Dâng cao 5 m, ngang 4 m và đã thi công được 600 mét xuyên qua ngọn đồi, âm dưới mặt đất 70 m. Vị trí hầm bị sập cách đầu miệng hầm chừng 500 mét.
Lực cứu hộ đang cố gắng khoan thêm một lỗ nhưng chưa được.
Liên quan đến vụ việc này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã điện thoại yêu cầu đẩy mạnh việc cứu hộ, đồng thời đảm bảo an toàn cho đôi bên.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng đang trên đường vào Lâm Đồng để điều tra nguyên nhân làm sập đường hầm thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo.
Xem thêm: Những mảnh đời vô gia cư trong cái rét đêm đông
Khánh Duy