Sở thích ngoáy tai có thể khiến bạn mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có HIV. Ngoài ra, sử dụng tăm bông để ngoáy tai cũng gây nguy hiểm không kém.
Hành động ngoáy tai, lấy ráy tai tường như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Dưới đây là một số những nguy cơ mắc bệnh của thói quen này.
Sử dụng tăm bông, và thói quen ngoáy tai cực kì nguy hiểm
Việc ngoáy tai thường xuyên sẽ khiến ống tai ngoài dễ bị tổn thương để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như rối loạn tiết ráy, ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ cơ quan thính giác; bít tắc ông tai, gây ngứa, hoặc các bệnh như là nấm, viêm.
Trong quá trình điều trị, một bác sĩ của bệnh viện Xanh Pôn từng chứng kiến rất nhiều ca bị mọc nhọt, viêm, chảy máu ống tai thậm chí thủng màng nhĩ vì thói quen này.
Những bệnh nhân tự ý lấy ráy tai thường xuyên có tỷ lệ mắc các bệnh như viêm ống, mọc nấm trong cơ quan thính giác nhiều hơn.
Những dụng cụ không được sát trùng khiến việc lất ráy tai làm tăng nguy cơ nấm tai, lây bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra các vật sắc nhọn cũng khiến thành ống tai gây viêm nếu bị đâm vào.
Ngoài ra, việc ngoáy tai bằng tăm bông cũng gây nguy hiểm, vì mỗi khi đẩy tăm bông vào tai, bạn không chỉ mang vi trùng mới vào tai của mình mà còn đẩy một số ráy tai vào bên trong. Đây là những ráy tai đang trên đường đi ra, nhưng bằng cách ngoáy, bạn lại đẩy nó vào trong khiến bụi bẩn và vi khuẩn cùng với ráy mặc kẹt lại bên trong.
Một số lưu ý khi gặp một số trường hợp sau:
- Nếu bị nước vào tai khi tắm không nên xử lý bằng bông ngoáy tai, mà chỉ cần nghiêng đầu, lấy tay ấn nhẹ vào phần sụn nhô phía trước là nước sẽ tự chảy ra.
- Trong trường hợp tai có cảm giác ngứa, chúng ta cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra bệnh lý không chứ không nên tự động lấy ráy tai.
Theo Dã Quỳ (Tổng hợp)