Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết ông đã gặp sản phụ liệt, thần kinh, rối loạn tâm thần sau sinh thường chứ chưa nói sinh mổ.
Công văn về việc cấm khi mổ lấy thai trong một số trường hợp của Bộ Y tế đã gây hiểu nhầm và khiến các bà mẹ lo lắng. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế xung quanh nhưng lo lắng về gây tê tuỷ sống khi .
Thưa thứ trưởng, mấy ngày nay các bà mẹ đều lo lắng và có chút hiểu nhầm về công văn "cấm gây tê tuỷ sống khi sinh mổ" của Bộ Y tế, xin Giáo sư cho biết vì sao ông lại ra công văn này?
GS Nguyễn Viết Tiến: Công văn tôi ký gửi các cơ sở y tế yêu cầu các bác sĩ khi thực hiện mổ bắt con các sản phụ có rau tiền đạo thể trung tâm hoặc bán trung tâm, rau bong non, tiền sản giật nặng, sản giật… không được dùng phương pháp gây tê tuỷ sống , thay vào đó dùng gây mê nội khí quản (gây mê toàn thân).
Công văn này cũng chỉ rõ, việc áp dụng gây tê tuỷ sống với những trường hợp này có nguy cơ cao xảy ra một số tai biến như bệnh cảnh của tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu… đặc biệt với biến chứng rối loạn đông máu thì bất cứ bác sĩ hay phẫu thuật viên nào cũng đều lo lắng, xử lý nó rất khó khăn.
Ở các cơ sở tuyến trung ương việc xử lý các tai biến trên còn khó khăn chưa nói các cơ sở tuyến thấp hơn, thiếu trang thiết bị kỹ thuật để cấp cứu, đôi khi đặt nội khí quản cho bệnh nhân còn chậm thì tính mạng sản phụ sẽ nguy hiểm.
Giáo sư Nguyễn Viết Tiến
Với người bác sĩ hơn 30 năm trong nghề, lại là cơ quan quản lý, tôi ra công văn để nhắc nhở các cơ sở y tế sản phụ khoa trên cả nước cần cân nhắc trước khi vào một ca mổ thai mang lại điều tốt nhất cho sản phụ.
Tại Việt Nam, năm 2015 tỷ lệ tử vong bà mẹ khi sinh là 50/100.000 trẻ sơ sinh sinh ra, đây là tỷ lệ đáng mừng nhưng dù chỉ 1 người mẹ tử vong khi mổ lấy thai thì chúng ta cũng rất đau xót.
Thưa giáo sư, gây tê tuỷ sống có di chứng gì không bởi có nhiều bà mẹ bỉm sữa "rùng mình" khi cho rằng gây tê tuỷ sống khiến họ bị đau lưng, đau đầu…?
GS Nguyễn Viết Tiến: Gây tê tuỷ sống khi mổ lấy thai không chỉ riêng Việt Nam đang áp dụng mà trên toàn thế giới bác sĩ đều sử dụng biện pháp gây tê tuỷ sống. Tỷ lệ vào khoảng trên 95 % áp dụng gây tê tuỷ sống. Với trường hợp đặc biệt như trên không gây tê tuỷ sống chỉ dưới 5 %.
Với 5% này nếu gây tê tuỷ sống rất nguy hiểm cho người mẹ vì trong mổ nếu , băng huyết, thậm chí có trường hợp còn ngừng tuần hoàn khi mổ lấy thai thì việc điều trị khó khăn. Nếu chủ quan sẽ phải trả giá đắt cho việc mổ lấy thai bằng gây tê tuỷ sống nên mới có công văn như trên.
Còn với sản phụ bình thường thì gây tê tuỷ sống lý tưởng nhất, kỹ thuật này hiện nay đã rất tốt, ít di chứng.
Các di chứng trước kia hay bị như đau đầu, đau gáy là do người ta dùng kim to còn bây giờ bác sĩ dùng kim nhỏ, bơm thuốc trực tiếp vào tuỷ sống để giúp giãn cơ khi mổ cũng dễ dàng hơn nên di chứng không còn nữa, so với gây mê thì gây tê tuỷ sống an toàn hơn rất nhiều.
Trước đây đã từng có sản phụ sau khi gây tê để mổ lấy thai đã bị liệt phải vào Bệnh viện Bạch Mai điều trị nên nhiều người đặt câu hỏi gây tê tuỷ sống có khả năng di chứng liệt không. Xin giáo sư cho biết điều này?
GS Nguyễn Viết Tiến: Thông tin trên là không chính xác bởi vì liệt không liên quan gì gây tê tuỷ sống cả. Tôi từng gặp sản phụ sinh thường xong cũng bị liệt, bị rối loạn tâm thần, bị các bệnh thần kinh mà đó là đẻ thường, không có can thiệp gì hết.
Gây tê tuỷ sống ít di chứng
Trong các trường hợp trên sản phụ đã có sẵn bệnh lý và khi trải qua cuộc sinh như thế nó tác động và bệnh trước đây ẩn nó hiện ra. Không có cuộc sinh đẻ thì chưa phát ra bệnh lý.
Có những bệnh nhân sinh thường nằm nghỉ do có biến đổi huyết học, mạch máu chảy chậm, gây tắc mạch. Có khi bệnh nhân lại mổ để lấy huyết khối ở mạch chi, mạch kheo, thậm chí có trường hợp tắc luôn cả mạch máu não. Chính vì thế, cho rằng sau mổ lấy thai lại gây liệt, gây tê bì, hay đau lưng là không phải.
Vậy Giáo sư có lời khuyên gì cho chị em trước khi bước vào ca sinh đẻ?
Giáo sư Nguyễn Viết Tiến: Tôi chỉ khuyên chị em đang mang thai nên khám thai định kỳ và khi có bệnh lý cần trao đổi với bác sĩ.
Chọn phương pháp gây tê tuỷ sống hay gây mê toàn thân do bác sĩ nếu lần trước chị em sinh mổ gây tê tuỷ sống bình thường nhưng lần này có thêm nguy cơ tiền sản giật, sản giật, bong nhau, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược thì phải xin gây mê toàn thân.
Tuy nhiên, gây mê nội khí quản không được sử dụng cho trường hợp sản phụ ăn no. Nếu phải mổ cấp cứu thì nên hút sạch thứ ăn ở dạ dày mới được gây mê nội khí quản. Nhiều bác sĩ ngại phiền toái không hút thức ăn ở dạ dày vẫn gây mê cho bệnh nhân thì cực kỳ nguy hiểm gây sặc cho bệnh nhân.
Nếu không phải phẫu thuật cấp cứu thì nên để qua 6 tiếng, thức ăn tiêu hoá hết khỏi dạ dày mới tiến hành gây mê nội khí quản.
Trường hợp, sản phụ vừa có bệnh lý như trên kèm theo hen phế quản không thể gây mê nội khí quản cần gây tê tủy sống nhưng phải lường trước được biến chứng có thể xảy ra chuẩn bị sẵn sàng có thể cấp cứu được cho sản phụ để tránh nguy hiểm cho sản phụ trong cuộc mổ.
Nhiều gia đình còn chọn giờ, chọn ngày để mổ sinh theo tôi là không cần thiết hay có tâm lý đứa trẻ sinh mổ sẽ thông minh hơn sinh thường là sai lầm. Việc sinh mổ hay sinh thường cần được bác sĩ tư vấn cụ thể.