Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ LĐTB&XH chưa có tổng kết chính thức về tình hình lương, Thưởng Tết năm 2018. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, nhóm doanh nghiệp đã cho thấy mức chênh lệch khá khủng giữa các ngành nghề tại địa phương.
Lao Động cho hay, theo tổng hợp mức thưởng Tết Nguyên đán 2018 tại nhiều tỉnh, thành phố đã công bố tính đến thời điểm hiện tại cho thấy giá trị tuyệt đối cao hơn 2007 nhưng so với năm ngoái vẫn kém hơn.
Tại TP. HCM, mức thưởng tết dương cao nhất là 1,5 tỉ đồng thuộc về 1 ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài; trong khi đó, thưởng Tết Nguyên đán cao nhất thuộc về 1 doanh nghiệp (DN) trong nước, mức 855 triệu đồng. Thưởng Tết Nguyên đán bình quân của khối DN trong nước tại TPHCM là 8,3 triệu đồng/người, tăng 10,89% so với năm 2017.
Mức thưởng Tết âm lịch cao thứ 2 thuộc về 1 DN tư nhân tại Cần Thơ với 466 triệu đồng. Cũng tại Cần Thơ, mức thưởng thấp nhất là 200.000 đồng/người. Tại Đồng Nai, mức thưởng cao nhất thuộc về DN FDI đóng trong Khu công nghiệp Gò Dầu (huyện Long Thành), tương đương hơn trên 400 triệu đồng.
Tại Đã Nẵng, mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất thuộc về các DN cổ phần có vốn góp của Nhà nước, mức 300 triệu đồng; mức thưởng thấp nhất là 200.000 đồng.
Tại Hà Nội, theo công bố của sở LĐTBXH Hà Nội, DN FDI vẫn dẫn đầu về tiền lương và thưởng Tết trong tổng số 4.288 DN trên địa bàn. Cụ thể, khối FDI thưởng tết cao nhất lên tới 325 triệu đồng, người có mức thấp nhấp là 700.000 đồng.
Trong một diễn biến khác trên Đài tiếng nói nhân dân TPHCM cho hay cán bộ công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 7 ngày liên tục từ ngày 14 đến hết ngày 20/2.
Do hai ngày 17 và 18/2 trùng vào thứ Bảy và Chủ nhật nên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày 19 và 20/2.
Đối với những cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp, đúng pháp luật.
Hồng Hạnh (tổng hợp)