Chiều tối ngày 29/12, thông tin Ca sĩ Vân Quang Long qua đời ở tuổi 41 vì đột quỵ ở Mỹ khiến cư dân mạng vô cùng bất ngờ. Nhiều nghệ sĩ Việt cũng đã không giữ nổi sự bình tĩnh khi nghe tin nam ca sĩ trong tuổi thơ của 8x, 9x đột ngột ra đi khi tuổi đời còn trẻ.
Ca sĩ Quách Tuấn Du cho biết Vân Quang Long đi ăn uống với gia đình rồi về tắm rửa.Tắm rồi xong ngủ, không biết do thời tiết bên đó hay sức khoẻ anh Long yếu nên qua đời đột ngột.
Được biết, nam ca sĩ đang sống một mình bên Mỹ, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Vân Quang Long cũng gặp khó khăn trong cuộc sống. Hiện tại vợ nam ca sĩ đang cố gắng làm các thủ tục để đưa thi hài về Việt Nam.
Trước sự ra đi của ca sĩ Vân Quang Long, nhiều khán giả cũng hoang mang vì tưởng chừng người cao tuổi mới bị đột quỵ nhưng giờ căn bệnh nguy hiểm này xuất hiện ở cả đối tượng trẻ tuổi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tử vong do đột quỵ đứng hàng thứ hai sau bệnh tim. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì nguy cơ tử vong của bệnh này sẽ rất cao. Theo thống kê của Bộ y tế, mỗi năm sẽ có hơn 200 nghìn ca bị đột quỵ trong đó hơn 11 nghìn người tử vong còn trên 100 nghìn người sẽ bị tàn phế. Khi bị đột quỵ tức cơ thể sẽ rơi vào tình trạng não bị tổn thương nặng nề.
Khi đó máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc một mạch máu nào đó trong não đã bị vỡ nên lượng oxy nuôi dưỡng bị giảm. Vài phút sau khi bị đột quỵ thì các tế bào não sẽ bắt đầu chết dần và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trước khi lên cơn đột quỵ sẽ có những dấu hiệu cảnh báo trước như mặt bắt đầu không cân xứng, méo miệng, thị lực giảm, mắt mờ, tê mỏi chân tay, cử động khó thậm chí có thể bị tê liệt 1 bên người.
Đặc biệt, những trường hợp bị đột quỵ khó kiểm soát được chính là tuổi tác sau 55 tuổi có nguy cơ cao hơn người trẻ. Và nam giới sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ hơn nữ giới. Thế nhưng, giờ đây có thể khẳng định bệnh đột quỵ có thể xảy ra ở cả người trẻ.
Những người thuộc nhóm này mà cũng nên cẩn thận với căn bệnh đột quỵ:
Rối loạn chuyển hóa mỡ máu: Các bác sĩ cho biết có khoảng 50-60% bệnh nhân nhồi máu não trẻ tuổi có rối loạn chuyển hóa mỡ máu đặc biệt ở nam giới xuất hiện nhiều hơn nữ giới. Ngoài ra những người trẻ có thói quen ăn uống có hại sức khỏe thì cũng sẽ đối diện với các bệnh lý mạch máu sớm hơn như đột quỵ, tim mạch,...
Hút thuốc: Khoảng 50% bệnh nhân hút thuốc lá có nguy cơ bị đột quỵ bởi trong thuốc lá có nhiều chất độc hóa học như arsenic, formaldehyde, carbon monoxide, cyanide. Những chất hóa học trong thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu não.
Uống rượu bia: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh đột quỵ. Những loại rượu nặng ảnh hưởng nặng có thể chảy máu não ở bệnh nhân trẻ tuổi...
Tăng huyết áp và đái tháo đường: Đối với 2 bệnh này thì đái tháo đường chiếm 30% bệnh nhân trẻ bị đột quỵ còn 10% là bệnh nhân tăng huyết áp. Các bác sĩ cho rằng thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh có thể khiến độ tuổi mắc tiểu đường càng trẻ từ đó dẫn đến nguy cơ gây nên bệnh đột quỵ.
Béo phì, thừa cân và lười vận động: Những bệnh nhân có cân nặng quá nhiều (chỉ số khối cơ thể BMI >30) là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Lưu ý: Khi phát hiện đột quỵ, lập tức đưa đến bệnh viện. 60 phút là thời gian vàng có thể cứu chữa được bệnh đột quỵ, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng.
Các chuyên gia khuyên rằng nên có một chế độ ăn uống và sống lành mạnh, vận động thường xuyên. Riêng mùa đông thì mọi lứa tuổi không nên ra lạnh đột ngột để tránh bệnh đột quỵ. Khi thức dậy mỗi buổi sáng cần nằm lại trên giường và vận động nhẹ 3 -5 phút để cơ thể thích nghi dần rồi xuống giường.