Trước đây tôi luôn thắc mắc vì sao trẻ em phương Tây lại thông minh, năng động và khỏe mạnh như vậy. Sau một thời gian tìm hiểu và áp dụng theo cách chăm sóc con của một bà mẹ hiện đại thì tôi đã tìm ra đáp án.
Thời gian đầu khi sinh con, tôi luôn nghe lời mẹ trong vấn đề kiêng cữ hay cho con ăn, nhưng tôi dân nhận ra bé nhà tôi rất chậm lớn và nhận thức không nhanh nhạy. Sau 1 năm tôi quyết định không áp dụng cách chăm con thông thường theo kiểu truyền thống nữa. Tôi bắt đầu lên mạng tìm hiểu và hỏi bạn bè thì tìm ra cách chăm con kiểu mới, nó được công nhận vì sự khoa học và hiệu quả.
Con là món quà quý nhất đối với tôi, tôi muốn mang đến tất cả những gì tốt đẹp đến cho bé. Trước đây, mỗi lần con khóc tôi đau, con bỏ ăn tôi buồn. Nỗi niềm lo lắng cho con luôn thường trực trong tôi.
Thời gian ấy, tôi và con luôn “tay ẵm tay kề”, mẹ tôi nói: con nhỏ phải được mẹ bồng mẹ bế, được nuôi lớn bằng sữa mẹ, như thế tình mẫu tử mới khăng khít. Tuy nhiên trong suốt 1 năm, con gái tôi không theo ai ngoài tôi, có lẽ do bện hơi mà cháu không qua tay bất cứ người ngoài nào được. Dần dần, bé trở nên nhút nhát, mỗi lần gặp người lạ là khóc thét lên, điều đó thực sự rất đáng lo.
Lại được hai bà bên nội, bên ngoại chiều, con bé có tính ích kỷ, đòi gì phải được, không được thì hờn. Các bà sợ cháu khóc, cháu buồn nên luôn luôn làm theo ý cháu. Tuy tôi rất không hài lòng nhưng sợ hai bà nghĩ rằng mẹ không bênh con, không yêu con nên cho qua. Có một lần con bé đòi đồ chơi của bạn nhưng tôi không cho thế là con bé nằm lăn ra hờn, hai bà thấy liền chạy lại ôm rồi xin lỗi cháu, nào là “đánh chừa mẹ..”, sau đó quát tôi không biết chăm con. Tôi rất ấm ức vì không được dạy con theo cách của mình. Thiết nghĩ: Nếu cứ dạy con theo cách này thì con bé sẽ ngày càng sinh hư.
Bé lười ăn nên mỗi lần đến bữa lại nhăn mặt rồi bỏ bữa.
Điều làm tôi không hài lòng nhất đó chính là chuyện ăn uống của con bé. Thời gian ở nhà, các bà bắt cả mẹ lẫn con phải kiêng khem rất nhiều thứ, đôi khi muốn ăn mà không được phép. Những điều này chồng tôi hầu như không bao giờ can thiệp. Bé nhà tôi mắc bệnh lười ăn nên mỗi lần đến bữa là con bé lại nhăn mặt rồi bỏ bữa. Các bà thấy vậy liền bế ngửa cháu ra và đút cháo vào miệng, một miếng cháo - một miếng nước - một trận khóc, cứ thế vừa ăn - vừa uống - vừa dỗ.
Ngày sinh nhật cháu, có chị bác sỹ bạn tôi mang đến cho cháu một thùng Váng sữa Hoff, chị bảo loại váng sữa này rất tốt cho trẻ, các mẹ bên Tây đều cho trẻ ăn. Tôi nghĩ thầm, chắc lần này bác sỹ bảo thì các bà sẽ tin tưởng tuyệt đối nhưng không ngờ, hai bà bắt tôi mang cho váng sữa ấy đi vì bảo nó dễ gây béo phì, nào là toàn đồ tổng hợp, không an toàn.
Mọi chuyện như lên đến đỉnh điểm, tôi nói chuyện với chồng và cuối cùng hai vợ chồng tôi quyết định bảo với bà: “Vợ chồng con sẽ chăm bé An theo cách của mình nên mong mẹ không can thiệp quá nhiều”. Tuy hai bà rất tức giận nhưng mọi việc đã quyết nên vợ chồng tôi làm theo ý mình.
Trong suốt 1 năm được hai bà chiều nên con bé nhà tôi hư lắm, cũng khó bảo nữa. Nhớ một lần, “ngựa quen đường cũ” con bé lại bỏ ăn vào buổi trưa, tôi không bắt bé ăn nữa và để bé nhịn qua trưa. Đến chiều cháu đói và đòi ăn nhưng tôi không cho phép, lạnh lùng nói với bé: “Con đã bỏ bữa trưa vậy thì đến bữa tối con mới được ăn”.
Thấy thái độ kiên quyết của mẹ bé im lặng đi ngủ, đến bữa tối, tôi nấu nhiều món bé thích, bé như quên nỗi buồn ban chiều và ăn rất ngon miệng. Kể từ đó tôi không bao giờ thấy bé bỏ nữa nữa.
Tôi bắt đầu dạy bé cách ứng xử theo cách mà tôi đọc được trong một câu chuyện dạy con của một người mẹ ở Mỹ. Tôi dạy bé cách chào hỏi, cách “xin lỗi!” và cách “cảm ơn”. Dần dần, bé trở nên lễ phép với người lớn, biết tôn trọng người khác và biết lắng nghe hơn. Thấy bé thay đổi theo cách tích cực, hai bà không còn phản đối cách dạy con của tôi nữa.
Tôi chọn mua Phomat Hoff cho bé ăn cùng với các thực phẩm khác.
Ngoài ra, tôi thấy các mẹ Tây hay cho trẻ ăn váng sữa, phô mai - phomat, tôi bắt đầu tìm hiểu và mua Phomat Hoff về cho bé An. Phomat Hoff này hoàn toàn tự nhiên và rất an toàn, rất giàu dinh dưỡng vì có 9 vị khác nhau được chế biến từ các loại quả của châu Âu (dâu tây, táo xanh, mơ tây, việt quất) nên bé nhà tôi rất thích thú và đổi vị thường xuyên. Thời gian đó, bé lớn rất nhanh và ăn ngon hơn.
Tôi kết hợp giữa việc cho bé ăn Phomat Hoff với các thực phẩm khác như sữa chua, váng sữa, rau quả thiên nhiên đồng thời cho bé vận động nhiều, giờ bé An khá thông minh và năng động, không còn mắc chứng rụt rè, sợ người lạ nữa.
Cách dạy con của tôi được cả nhà công nhận và đến giờ tôi không hối hận vì lựa chọn phương pháp này. Tôi biết rằng, ở Việt Nam còn nhiều gia đình dang dạy con theo phương pháp truyền thống nhưng tôi rất mong quan niệm này sẽ được thay đổi.
Nếu người mẹ nào lựa chọn cách dạy con giống tôi có lẽ cũng hiểu được vì sao mẹ Tây lại kiên quyết và lạnh lùng thay vì nhẹ nhàng và mềm mỏng như mẹ Việt.
PV