Châu Á hiện đang là lục địa lớn nhất thế giới và chiếm đến 60% dân số toàn cầu. Theo thống kê, vào năm 2019, khu vực châu Á chiếm giữ hơn 60% của tăng trưởng kinh tế thế giới.
Ngày nay, ngoài việc trở thành nhà sản xuất mạnh nhất, châu Á đã vươn lên trở thành thị trường kinh tế lớn nhất thế giới.
Toàn cảnh nền kinh tế châu Á
Kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong những năm gần đây đang phát triển rất năng động. Theo quỹ tiền tệ IMF cho biết, Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã nắm giữ vai trò đầu tàu tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong những năm 2018 và 2019.
Theo các chuyên gia, trong số các thị trường mới nổi trên thế giới, châu Á có nhiều lợi thế nhờ các yếu tố cơ bản ổn định. Một số nước Châu Á đã trở thành những nước xuất khẩu vốn ròng và đồng thời vẫn là những nước nhận đầu tư nước ngoài lớn nhất.
Nhờ vào sức mạnh kinh tế, các nước châu Á đã mở rộng hoạt động và có sức ảnh hưởng trong các vấn đề thế giới. Điều này đã dẫn đến sự chuyển đổi dần quyền lực từ phương Tây sang phương Đông.
Thị trường tài chính cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế châu Á.
Tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho các chủ thể dung hòa các lợi ích tài chính.
Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
Quyết định các yếu tố trong cơ cấu kinh tế.
Tạo lập và điều hòa các nguồn vốn và kết hợp thu hút các nguồn tài chính.
Trong đó phải kể đến thị trường ngoại hối (Forex), đây là một trong những thị trường tài chính có lượng giao dịch khổng lồ mỗi ngày.
Ngày càng nhiều những sàn môi giới ngoại hối Forex Broker lớn và có kinh nghiệm xuất hiện trên thị trường. FXTM là một trong những sàn giao dịch lớn có ảnh hưởng trong ngành và được đánh giá cao về tính bảo mật thông tin. Các tin tức hữu ích về thị trường cũng liên tục được cập nhật thường xuyên.
Những cơ hội và thách thức của thị trường châu Á
Cơ hội
Châu Á chiếm hơn 40% trong số 5.000 doanh nghiệp lớn thế giới. Tỷ lệ doanh nghiệp có kết quả hoạt động cao hàng đầu đã tăng nhanh trong 2 thập niên qua, giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thêm vào đó, tính năng động của internet đã kéo theo các dịch vụ tài chính điện tử cũng diễn ra rộng hơn rất nhiều.
Thách thức
Việc già hóa dân số và cuộc cách mạng số đã đem đến nhiều cơ hội và rủi ro cho nền kinh tế khu vực. Ngoài ra Châu Á còn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiêu cực trong thời gian trung hạn. Trong đó bao gồm việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu, chuyển hướng sang các chính sách hướng nội và sự gia tăng địa chính trị.
Vai trò của nền kinh tế châu Á đối với nền kinh tế toàn cầu
Chuyên gia kinh tế trưởng toàn cầu David Mann của Standard Chartered đax chia sẻ rằng, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng vừa phải và ổn định trong năm 2020.
Châu Á sẽ trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nếu không có động lực châu Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 chỉ đạt 1%.