Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Do đó, vào ngày đầu năm, trước khi xuất hành người ta thường chọn ngày, giờ, hướng Xuất hành tốt để mong được nhiều may mắn.
Nguồn gốc tục xuất hành đầu năm
Tục xuất hành đầu năm với mong muốn nhiều may mắn trong năm mới. Ảnh: Internet |
Từ xa xưa, những người nông dân đã lựa xuất hành để chiêm nghiệm thời tiết trong cả năm.
Theo đó, khi mặt trời mọc người ta sẽ đi ra khỏi nhà để xem chiều gió thổi, người ta sẽ đoán được năm mới hên hay xui.
Gió Nam: chỉ đại hạn - Gió Tây: chỉ cướp bóc loạn lạc - Gió Tây Nam: chỉ bệnh dịch tả - Gió Bắc: chỉ được mùa vừa phải - Gió Tây Bắc: chỉ được mùa đỗ, đậu - Gió Đông: chỉ có lụt lớn...
Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi làm lễ bái, người ta hái một “cành lộc” nhỏ (thường là cành đa, cành si… - những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc), đem về cắm ở bàn thờ tổ tiên. Người ta có thể đi lễ chùa, xin lộc ngay sau khi làm lễ cúng giao thừa, hoặc để đến sáng hôm sau, hoặc các ngày khác trong 3 ngày tết.
Ý nghĩa tục xuất hành đầu năm
Trong quan niệm của những người xưa, lúc xuất hành phải đi vào giờ Hoàng đạo, nếu hợp với tuổi của người xuất hành thì càng tốt, không khắc.
Mọi người sau khi xuất hành đều có mong muốn may mắn đầu năm, sau đó mới thực hiến đến các việc khác như đi trực cơ quan, đi thăm bà con họ hàng hai bên nội ngoại.
Xuất hành thăm viếng họ hàng giúp gắn kết tình cảm và mong ước mọi điều tốt đẹp sẽ đến với những người thân và gia đình mình, cùng nhau hướng đến sự tốt lành.
Hồng Hạnh (tổng hợp)