Sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến một trong những con sông lớn nhất thế giới nếu chúng ta không hành động.
Mới đây, một nghiên cứu của Việt Nam đã chỉ ra những tác động bất lợi dọc theo sông Mekong nếu 11 dự án xây đập trên dòng chính hạ lưu được thông qua.
Các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo, Mekong, dòng sông chảy từ Trung Quốc vào lục địa Đông Nam Á hàng năm cung cấp nước, thực phẩm và vận chuyển hàng chục triệu người, đang gặp nguy hiểm khi các quốc gia ven sông đang lên kế hoạch xây dựng một chuỗi các con đập để phát triển kinh tế.
Giờ đây, tiếp tục một báo cáo nữa nhắc lại những lời cảnh báo này. Theo một nghiên cứu kéo dài hai năm rưỡi của Việt Nam cho Ủy ban sông Mekong (MRC) – một cơ quan liên chính phủ để đối thoại và hợp tác giữa các nước ở khu vực hạ lưu sông Mekong bao gồm Campuchia, Lào và Thái Lan – “một nguy cơ khủng khiếp” được cho là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số lĩnh vực quan trọng, trong đó có tài nguyên môi trường của Campuchia và Việt Nam.
Sông Mekong chảy từ Trung Quốc vào lục địa Đông Nam Á hàng năm cung cấp nước, thực phẩm và vận chuyển người đang gặp nguy hiểm khi các quốc gia ven sông lên kế hoạch xây chuỗi đập để phát triển kinh tế. Ảnh: Flickr |
“Nghiên cứu Đồng bằng” là kết quả của quá trình khảo sát những tác động của việc phát triển thủy điện đến sông Mekong – ngôi nhà của 20 triệu dân và chiếm hơn một nửa sản lượng lúa và trái cây của cả Việt Nam.
Mặc dù đã công bố báo cáo cuối cùng 94 trang sau khi tổng hợp từ nghiên cứu đánh giá tác động dài 800 trang, MRC từ chối công khai tài liệu. Nghiên cứu được tiến hành bởi các chuyên gia từ Việt Nam và nhóm DHI đến từ Đan Mạch, cùng với các chuyên gia đến từ Campuchia, Lào cũng như đại diện từ MRC.
Tuy nhiên, MRC đã nói trong tuyên bố của mình rằng những phát hiện của báo cáo sẽ được đưa vào Hội đồng Nghiên Cứu hoặc phức tạp hơn là “Nghiên cứu về việc quản lý và phát triển bền vững sông Mekong bao gồm việc tác động của các dự án thủy điện trên dòng chảy chính”- nghiên cứu hàng đầu của MRC, được ủy quyền bởi Hôi đồng MRC vào cuối năm 2011 và được hoàn thành vào năm 2017. Đó là nghiên cứu đánh giá việc sử dụng những tài nguyên nước khác nhau sẽ ảnh hưởng thế nào đến lưu vực sông, đưa ra những kịch bản khác nhau để cung cấp các dữ liệu, bằng chứng khoa học, từ đó hiểu rõ hơn những rủi ro và lợi ích từ những dự án đó.
Ban thư ký Tổng Giám đốc MRC Phạm Tuấn Phan nói rằng ông tin hai nghiên cứu “được bổ sung”, và sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu của MRC để xác nhận những tác động từ những sáng kiến mang lại cho khu vực.
Như Ngọc (The Diplomat)