Liên quan đến vụ Formosa xả thải khiến cá chết hàng loạt tại biển miền Trung, cơ quan chức năng đang tiến hành khảo sát, xác định hàm lượng độc tố còn tồn dư dưới đáy biển.[mecloud]SsH5OvlSBd[/mecloud]
Vào ngày 5/7, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức họp báo thường kỳ. Theo tin tức trên báo Vietnamnet, Dân Trí, tại cuộc họp, TS Vũ Đức Lợi, Phó Chủ tịch Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ một lần nữa khẳng định ngay sau khi xảy ra hiện tượng cá chết bất thường ở Hà Tĩnh, Bộ KH&CN đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hàn lâm KH &CN Việt Nam trong việc xác định nguyen nhân vụ việc.
Vụ Formosa xả thải: Xác định hàm lượng độc tố còn dưới đáy biển. Ảnh báo Dân Trí |
Theo TS Lợi, nguyên nhân hiện tượng cá chết ở miền Trung là do một phức hợp dạng keo sỉnh a từ nguồn thải của Formosa tại Khu vực Vũng Áng (Hà Tĩnh) chưa các độc tố như phenol, xyanua...có tỉ trọng lớn hơn nước biển di chuyển theo dòng hải lưu từ Bắc và Nam.
Cũng theo TS Lợi, hiện Hội đồng KH&CN quốc gia do Bộ KH&CN chủ trì cũng đang tiến hành khảo sát 13 mặt cắt từ biển Vũng Áng cho tới tỉnh Thừa Thiên Huế để xác định hàm lượng độc tố còn tồn dư dưới đáy biển khu vực này.
"Công việc lặn biển lấy các mẫu đang được tiến hành 15 ngày nay với nhiều kỹ thuật khác nhau. Các dữ liệu cũng đang được tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm. Khi nào có kết quả, Hội đồng khoa học do Bộ KH&CN và Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ sẽ công bố kết quả", TS Lợi khẳng định.
TS Lợi lý giải về việc phải khảo sát các mặt cắt là do khi hành thành dạng phức sắt keo có chứa độc tố thì nó có quá trình hấp thụ và giải hấp thụ. Vì vậy nân phải xác định hàm lượng độc tốt đã hấp thụ bao nhiêu, phân hủy tự nhiên bao nhiêu, chuyển hóa thành chất gì và còn lại bao nhiêu.[mecloud]AFkPUi0nZo[/mecloud]
H.Yên (Tổng hợp)