Theo cụ Tiệp, thông tin phát hiện manh mối về kho báu 4.000 tấn vàng ở núi Tàu, Bình Thuận là thiếu khoa học, thiếu cơ sở chứng cứ.
Trước thông tin một người dân nghi ngờ vị trí cất giấu "kho báu núi Tàu", có độ sâu 7-10m, dưới lớp bê tông dày 40cm, khá gần với vị trí mà ông Trần Văn Tiệp, người từng bỏ ra 20 năm tìm kiếm kho báu xung quanh núi Tàu. Trả lời báo Thanh Niên, cụ Trần Văn Tiệp khẳng đinh, thông tin này là thiếu khoa học, thiếu cơ sở chứng cứ.
Theo cụ Tiệp, ví trí mà người dân trình báo cửa "kho báu 4.000 tấn vàng" trước đây là biển, mặt khác nếu chôn kho vàng thì quân đội Nhật sẽ lấp bằng đá, chứ không thể bằng bê tông.
Núi Tàu nơi nghi ngờ chứa "kho báu 4.000 tấn vàng". Ảnh báo Pháp luật TP HCM |
“Tôi đã mất biết bao nhiêu tiền của, công sức đi tìm vài chục năm nay rồi mà chưa thấy. Nhưng có thể tôi không có duyên. Anh này nếu khẳng định thì phải chứng minh bằng máy móc, khoa học, chứ không thể nói miệng như thế. Nếu có vàng, anh cứ bỏ tiền ra trước đi, tìm cho thấy đi. Nếu thấy Nhà nước sẽ trả lại công sức của anh, không có gì phải lo….”, báo Thanh Niên dẫn lời cụ Tiệp.
Theo tin tức trên báo Pháp luật TP HCM, ông Đặng Ngọc Long, Chủ tịch UBND xã Phước Thế cho hay: "Sáng 4/3, một người đàn ông (giấu tên) cư ngụ tại TP.HCM đến trụ sở UBND xã trình báo về việc mình có đầy đủ tài liệu, hồ sơ về “kho báu” núi Tàu (theo dư luận là chứa 4.000 tấn vàng do quân đội Nhật Bản chôn giấu sau Thế chiến thứ hai). Người này khẳng định hàng chục năm qua nhiều người đã sai lầm khi tập trung khai thác “kho báu” trên đỉnh núi Tàu. Kỳ thực thì số lượng vàng khổng lồ được chôn giấu cách núi Tàu khoảng 1 km, có ba địa điểm và chỉ cách biển Phước Thể vài chục mét".
Sau khi tiếp nhận thông tin, ông Long cùng đại diện công an, tư pháp xã đã đến hiện trường ghi nhận vụ việc.
Xem thêm video:[mecloud]ACrdtqgtlA[/mecloud]
H.Yen (Tổng hợp)