Liên quan vụ sập nhà số 43 trên phố Cửa Bắc (Hà Nội), luật sư Lê Văn Thiệp nhận định, trong trường hợp này, nhà số 41 phải đền bù thiệt hại cho nhà số 43 bị sập dựa trên cơ sở thống kê của cơ quan chức năng.
[mecloud]Vwni5wj8KF[/mecloud]
Liên quan vụ sập ngôi nhà 4 tầng tại số 43 Cửa Bắc (Hà Nội) vào khoảng 3h15 ngày 04/8, theo báo cáo ban đầu của Công an quận Ba Đình và Công an phường Trúc Bạch, nguyên nhân ban đầu được xác định là do ngôi nhà số 43 xây dựng đã lâu, móng hầu như không có; trong khi đó, số nhà 41 bên cạnh lại đang được tiến hành sửa chữa, đào móng nên có khả năng gây ảnh hưởng. Được biết, ngôi nhà ở số 41 Cửa Bắc được phòng quản lý quận Ba Đình cấp phép sửa chữa nhưng chủ nhà lại cho công nhân tiến hành đào móng vào bên đêm.
[mecloud]Dzj0rXBGgl[/mecloud]
Thông tin ban đầu, căn nhà bị sập ở số 43 có diện tích 30m2, xây 3 tầng, tầng 1 và 2 để kinh doanh, tầng 3 là nơi ngủ của nhân viên và bếp ăn. Ghi nhận của phóng viên đến 10h10 trưa ngày 04/8, 6 người trong ngôi nhà sập đã được cứu thoát, 1 người tử vong, 1 người còn lại vẫn đang bị vùi lấp.
Theo nhận định của Luật sư Lê Văn Thiệp - Văn phòng Luật sư Toàn Cầu (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), trong trường hợp này, nhà 41 phải đền bù cho nhà 43 do gây ra thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tổn thất tinh thần, thu nhập (bị mất cơ sở kinh doanh) và yêu cầu của bên bị hại nếu chứng minh được các thiệt khác. Pháp luật chỉ quy định mức đền bù tối đa đối với những tổn hại về tinh thần. Và mức đền bù này được tính toán dựa trên những thiệt hại thực tế mà cơ quan chức năng thống kê sau vụ việc.
Nguyên nhân ban đầu vụ sập nhà 43 Cửa Bắc được xác định là do nhà 41 bên cạnh sửa chữa, đào móng gây ảnh hưởng |
"Vụ sập nhà đã khiến ít nhất 1 người tử vong. Như vậy, nếu trường hợp nhà số 41 thi công sai giấy phép, nghĩa là không được phép đào móng nhưng vẫn tiến hành đào, gây ảnh hưởng đối với nhà số 43 thì có thể khởi tố vụ án Hình sự" - Luật sư Lê Văn Thiệp cho biết.
Đồng nhận định, luật sư Lê Văn Kiên - Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý cho biết, theo quy định tại Điều 267 Bộ luật Dân sự 2005, công trình xây dựng ảnh hưởng đến bất động sản liền kề, chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng hoặc dỡ bỏ. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Thiệt hại phải bồi thường bao gồm thiệt hại về tài sản,sức khỏe và tính mạng (nếu có) và tổn thất về tinh thần. Như vậy, trong vụ việc nêu trên thì chủ nhà số 41 Cửa Bắc phải thường cả về sức khỏe, tính mạng và tổn thất vê tinh thần cho nhà số 43.
Việc vi phạm quy định về xây dựng gây thiệt hại cho công trình liền kề sẽ phải bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự tùy vào mức độ viphạm cũng như hậu quả gây ra.
Trong trường hợp này, do có gây hậu quả chết người (việc xây dựng nhà ở vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng) nên nhà số 41 có thể bị xử lý hình sự tuỳ vào việc điều tra của cơ quan chức năng. Cụ thể, Điều 229 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 về tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng quy định: Người nào vi phạm quyđịnh về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này gây thiệt hại cho tính mạng, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Nếu người phạm tội là người có chức vụ hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến hai mươi năm.
Trước đó, vào khoảng 3h30 ngày 4/8, Công an phường Trúc Bạch nhân được tin báo từ nhân dân về vụ sập nhà tại 43 phố Cửa Bắc. Sau đó, lực lượng Công an phường đã kịp thời có mặt để bảo vệ hiện trường, đồng thời báo cáo cơ quan cấp trên cùng các lực lượng chức năng tập trung cứu hộ. Công an, Cảnh sát PCCC, các lực lượng quân đội Hà Nội nhanh chóng huy động nhiều phương tiện cùng gần 100 cán bộ chiến sỹ đến hiện trường tìm kiếm người bị mắc kẹt.
[mecloud]spDG9Yf5LU[/mecloud]
Qua xác minh ban đầu, chủ của căn nhà bị sập cơ sở là ông Trần Anh Tuấn (SN 1964, trú tại 63 Hàm Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội), đồng thời cũng là chủ cơ sở kinh doanh Nem Xuân Dần tại 43 Cửa Bắc. Thời điểm xảy ra vụ sập nhà, trong nhà có 8 nhân viên tạm trú gồm 6 nam và 2 nữ. Ngoài bốn người thoát ra trước, ba người được lực lượng cứu hộ giải cứu đưa đi bệnh viện thì có một người tử vong. Ghi nhận vào trưa cùng ngày, một người bị vùi lấp vẫn chưa được tìm thấy.
Vũ Đậu