Liên quan đến câu chuyện xổ số điện toán liên tiếp trao giải khủng, theo luật sư, nếu có nghi ngờ về kết quả trúng thưởng thì Bộ tài chính có quyền căn cứ vào văn bản pháp luật trên để tiến hành thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm (nếu có)…
Ngay sau khi Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) công bố thông tin đã có người thứ 4 trúng thưởng giải jackpot 56 tỷ đồng nâng tổng số giá trị giải đặc biệt của 4 lần lên 284 tỷ đồng đã khiến cho dư luận thêm xôn xao và nghi ngờ về giá trị thực của các giải thưởng.
Theo các chuyên gia các nghi ngờ trên là hoàn toàn có cơ sở, bởi chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam thôi nhưng đã trúng thưởng giải đặc biệt tới 4 lần là quá nhiều.
Nhiều người đang băn khoăn liệu có trúng thưởng thực sự hay không hay chỉ là chiêu trò “PR” để thu hút nhiều người tham gia vào lĩnh vực xổ số “kiểu Mỹ”, nhất là vào thời điểm loại hình này mới xuất hiện tại Việt Nam.
Câu hỏi được đặt ra là, cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh xổ số? Làm thế nào để phát hiện vi phạm và xử lý vi phạm?
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV, Luật sư Đặng Văn Cường - Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội nhận định: Về bản chất thì "xổ số" cũng là một hình thức đánh bạc. Nếu công ty xổ số được thành lập hợp pháp, được sự cho phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền thì hoạt động của công ty này là hợp pháp. Nếu hoạt động xổ số mà không có giấy phép là hoạt động "đánh bạc trái phép", hành vi đánh bạc trái phép sẽ bị xử lý theo pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc trái phép.
Trị giá giải đặc biệt 71 tỷ đồng được trao cho một khách hàng tên D. quê Quảng Ngãi, hiện đang ở và làm việc tại TPHCM |
Đối với những công ty xổ số được phép hoạt động thì phải tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh xổ số theo Điều 6, Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01/3/2007 của Chính phủ về Kinh doanh xổ số quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh xổ số.
Việc tổ chức xác định kết quả trúng thưởng được Điều 15, Nghị định này quy định như sau:
"1. Số lượng các lần mở thưởng của doanh nghiệp kinh doanh xổ số trong từng thời kỳ do Bộ Tài chính quy định.
2. Việc xác định kết quả trúng thưởng phải đảm bảo nguyên tắc công khai, khách quan, trung thực và tuân thủ các quy định của thể lệ quay số mở thưởng đã công bố.
3. Kết quả quay số mở thưởng phải có sự giám sát và xác nhận của Hội đồng giám sát quay số mở thưởng.
Bộ Tài chính quy định thành phần, cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng giám sát xổ số.".
Điều 30 quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh xổ số như sau:
- Tổ chức, cá nhân vi phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xổ số khi có vi phạm còn bị xử lý theo các hình thức sau đây:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm;
b) Tước quyền sử dụng có thời hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
c) Hạn chế địa bàn, loại hình sản phẩm kinh doanh;
d) Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.".
Ngoài ra, Nghị định số 30/2007/NĐ-CP cũng quy định cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh xổ số như sau:
Tổ chức xác định kết quả trúng thưởng:
1. Số lượng các lần mở thưởng của doanh nghiệp kinh doanh xổ số trong từng thời kỳ do Bộ Tài chính quy định.
2. Việc xác định kết quả trúng thưởng phải đảm bảo nguyên tắc công khai, khách quan, trung thực và tuân thủ các quy định của thể lệ quay số mở thưởng đã công bố.
3. Kết quả quay số mở thưởng phải có sự giám sát và xác nhận của Hội đồng giám sát quay số mở thưởng.
Bộ Tài chính quy định thành phần, cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng giám sát xổ số.
Luật sư Cường phân tích thêm, trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý hoạt động kinh doanh xổ số được Nghị định số 30/2007/NĐ-CP quy định như sau:
[mecloud]rzB55KTjaF[/mecloud]
Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
- Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, quy hoạch, Chính sách và mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh xổ số.
- Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh xổ số.
- Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về kinh doanh xổ số.
- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh xổ số.
- Đào tạo nghiệp vụ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xổ số. (Điều 31).
Trách nhiệm của Bộ Công an:
- Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các biện pháp để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động kinh doanh xổ số.
- Tổ chức công tác đấu tranh phòng chống các hoạt động kinh doanh xổ số trái phép (Điều 32).
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước khác:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xổ số theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về kinh doanh xổ số trên địa bàn (Điều 33).
Như vậy có thể nói rằng văn bản pháp luật nêu trên đã quy định cụ thể các hành vi bị cấm trong kinh doanh xổ số, trong đó có hành vi " Làm sai lệch kết quả trúng thưởng" (khoản 4, Điều 6). Cơ quan có trách nhiệm quản lý trực tiếp, "Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh xổ số" là Bộ tài chính (Điều 31). Ngoài ra, có sự phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định số 30/2007/NĐ-CP. Hiện nay, Nghị định số 78/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2007/NĐ-CP, tuy nhiên những nội dung về quy định cấm, thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm vẫn được giữ nguyên như văn bản trước đây.
“Vì vậy, trong câu chuyện nêu trên, nếu có nghi ngờ về kết quả trúng thưởng thì Bộ tài chính có quyền căn cứ vào văn bản pháp luật trên để tiến hành thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm (nếu có). Trong quá trình thanh tra, kiểm tra mà phát hiện vi phạm đến mức bị xử lý hình sự thì cơ quan thanh tra, kiểm tra có nghĩa vụ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để khởi tố vụ án và xử lý những người vi phạm theo quy định của pháp luật” - Luật sư Cường nhấn mạnh.
Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004 quy định về Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố như sau: 1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. 2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng. 3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết. Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm. 4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Như vậy, trong vụ việc nêu trên nếu có dấu hiệu sai phạm thì Bộ tài chính căn cứ vào Điều 31, Nghị định số 30/2007/NĐ-CP để tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý thông tin, vụ việc theo quy định pháp luật hiện hành. |
Xem thêm video:
[mecloud]hHo8U8VfCm[/mecloud]
Tiểu Phương (ghi)