Thông tin mới nhất trên Vietnamnet và Dân Trí cho hay bắt đầu từ tháng 9/2019, một loạt những Chính sách mới về tiền lương chính thức có hiệu lực.
Hướng dẫn xếp lương đối với giáo viên, giáo viên ngành giáo dục nghề nghiệp
Theo như thông tư số 12/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chuyển xếp lương viên chức ngành giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực kể từ ngày 26/9/2019.
Theo đó, việc xếp lương giáo viên giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I), mã số: V.09.02.01, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3 nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II), mã số: V.09.02.02, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III), mã số: V.09.02.03, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III), mã số: V.09.02.04, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
Thù lao của giáo viên dạy nghề sơ cấp không quá 2 triệu đồng/buổi
Đây là một trong những nội dung mới được sửa đổi tại Thông tư số 40/2019/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 28/6/2019 có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2019.
Cụ thể, mức thù lao cho các giáo viên dạy nghề sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng được quy định như sau:
Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo của Nhà nước: Áp dụng mức tiền lương và cáckhoản phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng;
Tuỳ theo đối tượng, trình độ học viên, căn cứ yêu cầu chất lượng khóa bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng cán bộ, công chức quyết định mức chi thù lao cho giảng viên, trợ giảng (nếu có), báo cáo viên trong nước (bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao. Mức chi thù lao tối đa: 2.000.000 đồng/người/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học...
Mức trợ cấp cao nhất đối với quân nhân xuất ngũ là hơn 2,2 triệu đồng/tháng
Từ ngày 8/9/2019, Thông tư 106/2019/TT-BQP bắt đầu có hiệu lực nhằm hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp hàng tháng với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Theo đó,cùng với việc tăng lương cơ sở, việc điều chỉnh tăng mức trợ cấp hàng tháng thêm 7,19% so với mức tháng 6 năm 2019, được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng (từ 01/7/2019) = Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng tại thời điểm tháng 6/2019 X 1,0719.
Trên cơ sở đó, mức trợ cấp hàng tháng cho quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 01/7/2019 như sau:
Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm: 1,891 triệu đồng/tháng;
Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm: 1,977 triệu đồng/tháng;
Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm: 2,064 triệu đồng/tháng;
Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm: 2,150 triệu đồng/tháng;
Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm: 2,235 triệu đồng/tháng.
Hướng dẫn việc chuyển, xếp lương đối với công chức hiện làm công tác văn thư
Trong Thông tư số 10/2019/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 20/9/2019 nhằm hướng dẫn việc chuyển xếp lương đối với công chức đang làm công tác văn thư.
Trường hợp chuyển xếp lương đối với công chức hiện đang làm công tác văn thư từ các ngạch công chức, chuyên ngành văn thư hiện giữ hoặc các ngạch công chức khác sang ngạch công chức chuyên ngành văn, được quy định như sau:
Xếp lương ngạch văn thư chính (mã số 02.006) đối với công chức hiện đang xếp lương ngạch chuyên viên chính văn thư và tương đương.
Xếp lương ngạch văn thư (mã số 02.007) đối với công chức hiện đang xếp lương ngạch chuyên viên văn thư và tương đương.
Xếp lương ngạch văn thư trung cấp (mã số 02.008) đối với công chức hiện đang xếp lương ngạch cán sự văn thư và tương đương hoặc công chức hiện đang xếp lương ngạch nhân viên văn thư có trình độ từ trung cấp trở lên.
Xác định nguồn kinh phí tăng lương tại các đơn vị sự nghiệp
Mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng từ 1.390.000 đồng lên 1,49 triệu đồng/tháng từ tháng 7/2019, Thông tư 46/2019/TT-BTC (có hiệu lực từ 6/9/2019) đã quy định nguồn kinh phí tăng lương.
Đối với các đơn vị sự ghiệp công lậpNguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2018 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2019 (nếu có).
Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2019 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện đến mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng/tháng).
Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.
Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2019 tăng thêm so với dự toán năm 2018 được cấp có thẩm quyền giao…