Tục Cúng Ông Công ông Táo trong đời sống tâm linh của người Việt luôn rất được coi trọng.
Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, dù có bận rộn đến mấy thì các gia đình Việt cũng đều chuẩn bị chu đáo một mâm cúng ông Công ông Táo đầy đủ và thành tâm nhất.
Dù vậy vẫn còn có những điều kiêng kỵ trong lễ cúng ông Công ông Táo để tránh vận đen, mất tài lộc mà các gia chủ cần đặc biệt lưu ý.
Đốt quá nhiều vàng mã trong lễ cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp không cần quá cầu kỳ nhưng cũng cần chu đáo và thành tâm.
Căn cứ vào từng hoàn cảnh cũng như điều kiện của các gia đình mà có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng chay hay cúng mặn cho phù hợp.
Một trong những lễ vật không thể thiếu chính là quần áo, mũ giàu, cá chép, tiền vàng...
Tuy nhiên, trong quan niệm dân gian, chỉ cần 3 bộ mũ áo vàng mã, 3 con cá chép là đủ.
Các gia chủ cũng cần hóa vàng cẩn thận để các vị Táo nhận được cá chép cưỡi về trời. Theo quan niệm của người xưa nếu đồ vàng mã không cháy hết thì các vị thần cũng sẽ không nhận được phần sót lại ấy.
>>Có thể bạn quan tâm: Thời thế lên ngôi, 3 con giáp này chỉ ngồi rung đùi cũng vượng phát trong năm 2021
Khấn xin tài lộc, sung túc khi cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng ông công ông Táo có ý nghĩa để các ông Táo báo cáo việc lớn nhỏ trong gia đình cũng như kể rõ công tội của các gia chủ.
Do đó, việc cầu tài cầu lộc, cầu sung túc cả năm là không nên, do đó các gia chủ chỉ nên khấn xin ông Công ông Cáo báo cáo những điều tốt đẹp trong một năm.
Cúng ông Công ông Táo sai thời điểm
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, cúng ông Công ông Táo thường sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Đây là thời điểm các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để có thể làm lễ cúng ông Công ông Táo cho đúng.
Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã cũng như phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về chầu trời.
Thả cá chép từ trên cao
Đây là một trong những sai lầm mà không ít các gia chủ mắc phải.
Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép được xem là tượng trưng cho thần linh.
Do đó, khi cúng lễ xong và thả cá chép các gia đình tuyệt đối không được thả cá chép từ trên cao hay ném cá xuống vì sẽ khiến cá bị c.hết.
Địa điểm thích hợp nhất chính là mép nước ở sông hồ, thả từ từ, tránh vứt nilon xuống hồ gây ô nhiễm môi trường.
Mâm cúng ông Công ông Táo đặt dưới bếp
Quan niệm của người Việt, ông Công là thần thổ công và cũng là vị thần cai quản đất đai trong nhà, do đó cần được thờ cúng trên bàn thờ chính trong nhà.
Trong khi đó, ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi trông coi bếp núc nên sẽ được cúng dưới bếp.
Dù vậy, việc cúng như thế này là không phù hợp đúng với phong tục cũng như quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc: Các vị này đều cần được thờ phụng trên bàn thờ chính của gia đình.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ cũng như trang nghiệp do đó bếp là nơi đun nấu nên không hề phù hợp để cúng lễ.