1. Cây thường xuân
Thường xuân là một loại cây thân leo được các chuyên gia NASA đưa vào danh sách những bộ máy lọc khí toost nhất bởi khả năng làm sạch không khí, loại trừ chất hóa học từ môi trường sống.
Thường Xuân có thể hấp thụ được những chất có hại như: aldehyde formic, benzen, phenol và ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư như nicotin toả ra từ khói thuốc.
Loại cây mảnh mai, mềm mại này rất hiệu quả trong việc làm sạch không khí và làm mát không gian. Đây là loại cây rất dễ trồng và không phải chăm sóc nhiều để phát triển.
2. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây dành cho phòng ngủ, giúp cả nhà có giấc ngủ ngon với bầu không khí thanh sạch bởi bề mặt lá có thể hút nhiều bụi. Ngoài ra, về đêm, cây có khả năng chuyển đổi khí CO2 thành O2 mà nhiều loại cây khác không làm được. Trung bình cần từ 6 đến 8 cây cao ngang thắt lưng, để thanh lọc không khí trong nhà.
Lưỡi hổ là loài cây được NASA chứng minh có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ 107 loại khí độc và đem lại không gian trong sạch: có thể hút được formaldehyde 0,938 gram/h. Đặc biệt, nó có thể hấp thu cả các độc tố gây ung thư như formaldehyde và nitrogen oxide.
3. Cây Dây Nhện (Cỏ Lan Chi)
Cỏ Lan Chi có khả năng làm sạch không khí rất tốt. Người ta nghiên cứu thấy chỉ với 1 chậu nhỏ Lan Chi, nó cũng đã có thể làm sạch không khí trong không gian lên đến 200m2. Ngoài ra, nó còn có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid.
Cỏ Lan Chi thích hợp trồng trong nhà. Nhưng cần cho cây ra nắng 1 lần/tuần (tránh ánh nắng gắt ban trưa từ 11h – 14h30) là cây đã có thể sống khỏe.
Trong phong thủy, Lan Chi được xếp vào loại cây cảnh mang lại may mắn, sự kiên trì và tài lộc cho con người.
4. Cây Phú Quý
Cây phú quý (tên khoa học là Aglaonema modestum), là giống cây lai có nguồn gốc từ Indonesia. Loại cây này có nhiều tác dụng: sản xuất lượng lớn khí oxy, làm sạch không khí trong nhà bằng cách loại bỏ các hoá chất như fomandehit, benzene hoặc các chất độc khác. Lưu ý, nhựa và quả cây này có độc tố.
Trồng cây trong nhà, đặt nơi văn phòng giúp mang đến tài lộc dồi dào, tiền vào như nước, may mắn, suôn sẻ trong mọi việc.
Người mệnh Hỏa trồng cây Phú Quý như giảm bớt những căng thẳng, kiềm lại tính khí bốc đồng, gia tăng thêm vận khí tốt, tài lộc càng hanh thông để họ có thể phát triển sự nghiệp ở vị trí cao hơn.
5. Cây Kim tiền
Ngay từ cái tên Kim tiền cũng đã thể hiện được ý nghĩa của bản thân. Theo phong thủy, cây Kim tiền mang đến tài lộc, may mắn, tiền tài, phú quý, giàu sang, sung túc, thịnh vượng cho gia chủ.
Trong phong thủy cây Kim tiền là Mộc, nơi cây tồn tại phát triển là Thổ, nước tưới hoặc dung dịch cung cấp dinh dưỡng cho cây thuộc thủy. Để một chậu Kim tiền hội tụ đủ yếu tố ngũ hành người ta thường treo trên cây Kim tiền những chiếc nơ màu đỏ hoặc những dây đồng tiền vàng tượng trưng cho Hỏa và Kim.
Có quan niệm, khi cây ra hoa chính là thời điểm sự thành công sắp đến. Màu trắng của hoa kim tiền tượng trưng cho tài lộc, thịnh vượng đang đơm hoa, kết trái và một cuộc sống đủ đầy phía trước.
Ngoài những loại cây trên bạn có thể tham khảo thêm một số loại khác như: Nha đam, vạn liên thanh, hồng môn, cọ cảnh, trầu bà...
Lưu ý: Cách để cây cảnh trong nhà giúp gia tăng vượng khí
- Trồng cây ở cửa sổ hướng ra phía đông để cây hứng nắng sáng, tốt cho sự phát triển của cây.
- Trồng một vài cây ngoài nhà và đặt một số cây cảnh trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ vừa để trang trí, vừa giúp cân bằng sinh khí cho không gian nhà bạn.
- Nên đặt cây cảnh phong thủy tại những vị trí trống trong nhà như cuối hành lang hay góc phòng khách, phòng ăn,… để vừa tạo nên sự cân đối về bố cục và không làm vướng víu tầm nhìn, sự di chuyển của mọi người.