Tôm không tốt cho phụ nữ sau sinh
Khá nhiều quan niệm cho rằng các sản phụ sau sinh không nên ăn tôm vì dễ bị lạnh bụng, sẹo lồi đối với những sản phụ mổ.
Thực tế không có nghiên cứu nào chứng tỏ việc ăn tôm sẽ làm các vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên và do cơ địa của từng người.
Theo các chuyên gia, tôm là thực phẩm giàu dưỡng chất nên sản phụ sau sinh vẫn có thể ăn tôm với lượng vừa phải và lưu ý phải nấu kỹ.
Ăn mắt tôm sẽ giúp bổ mắt
Có không ít người quan niệm rằng mắt tôm chứa khá nhiều chất dinh dưỡng cho mắt, nhưng thật sự cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào đáng tin cậy chứng minh được điều này.
Trên thực tế, phần đầu của tôm chứ khá ít chất dinh dưỡng và ngoài ra phần đầu tôm còn chưa chất thải của chúng.
Các bác sĩ chuyên khoa mắt cho hay nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.
Ăn tôm với loại rau củ nào cũng được
Trong tôm có chứa nhiều chất asen hóa trị 5, đây là chất không gây độc nhưng nếu kết hợp với các loại rau củ giàu vitamin C thì asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) - chất rất độc có thể gây chết người.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu chung tôm với các loại rau củ giàu vitamin C hoặc ăn những loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua...
Ăn vỏ tôm giúp bổ sung nhiều can-xi
Thật ra vỏ tôm gần như không chứa nhiều canxi như chúng ta vẫn nghĩ.
Thành phần chính trong vỏ tôm là kitin - một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi của tôm đến chủ yếu tập trung ở phần thịt của tôm.
Vỏ của một số loài tôm cũng tương đối khó tiêu hóa do đó nếu trẻ em ăn tôm cả vỏ sẽ tăng nguy cơ bị hóc.
Người bị ho có thể ăn tôm nếu bỏ vỏ
Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng dù bỏ vỏ hay không thi ăn tôm khi bị ho sẽ khiến bệnh càng năng hơn do hệ hô hấp những người bị ho dễ phản ứng với chất tanh từ tôm.
Đối với những trường hợp ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chính thức chấm dứt vì đôi khi hiện tượng ho có thể do dị ứng với thực phẩm.