(Tinmoi.vn) Ung thư vú là căn bệnh hiểm nghèo có thể sẽ ghé thăm mọi phụ nữ. Hiện vẫn chưa có một loại vắc xin nào có thể ngừa ung thư vú tuyệt đối. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc ung thư vú bằng chế độ ăn uống hợp lý.
Rong biển
Các loại rong biển có chứa một lượng lớn các chất khoáng ở biển, tương tự những chất khoáng trong máu của con người. Rong biển là nguồn dồi dào các chất iốt, vitamin K, vitamin B2 (thường có trong thịt, cá, sữa, rau xanh), axit pantotenic, magiê, sắt, canxi. Ngoài ra nó còn chứa lượng lớn lignans, hợp chất thực vật ngăn ngừa tế bào ung thư.
Lignans trong rong biển có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các khối u, hạn chế các tế bào ung thư vào máu và di căn ung thư trên các phần khác của cơ thể. Ngoài ra lignans còn ngăn chặn sự tổng hợp estrogen trong các tế bào với hiệu quả tương tự như một số loại thuốc dùng trong trị hoá ung thư. Phụ nữ sau thời kì mãn kinh, các mô mỡ chính là nơi estrogen được tổng hợp, một lượng lớn chất chuyển hoá estrogen là những nhân tố chính gây ra bệnh ung thư vú. Tăng cường chức năng tuyến giáp.
Cây gai dầu
Hạt gai dầu là một thực phẩm phổ biến và rất có lợi cho sức khỏe của bạn. Hạt cây gai dầu là một trong những hạt có tính kiềm cao nên bạn có thể thêm chúng vào chế độ ăn uống của mình nhằm mục đích bảo vệ cơ thể khỏi bị viêm hoặc làm cho chỗ viêm nhanh khỏi. Hạt gai dầu còn chứa lượng có chất diệp lục nhiều hơn hạt khác nên nó cũng có tác dụng giải độc và thanh lọc máu.
Nấm
Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Với nấm hương, nấm Linh Chi và nấm trư linh, tác dụng này đã được khảo sát và khẳng định trên lâm sàng. Nhiều loại nấm ăn có công năng kích thích cơ thể sản sinh interferon, nhờ đó ức chế được quá trình sinh trưởng và lưu chuyển của virus.
Thực phẩm lên men
Trong môi trường acid của thực phẩm lên men, các khoáng chất như: calci, kẽm tăng khả năng hòa tan giúp dễ dàng hấp thu hơn.
Thực phẩm lên men còn là nguồn cung cấp lactic - loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Theo quy luật sinh tồn, vi khuẩn lactic bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, cạnh tranh chỗ bám làm kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh như E.coli, Salmonella (gây tiêu chảy), vi khuẩn Pylori (gây viêm loét dạ dày) và nấm candida.
Quá trình lên men còn tạo ra các chất kháng thể, chất kháng sinh như bacteriocm, hydrogen, peroxide, ertanol ức chế vi khuẩn có hại. Người ta còn nhận thấy một vài men tạo ra các chất chống ôxy hóa hấp thu các gốc tự do trong cơ thể, thủ phạm gây ung thư.
Đậu nành
Đậu nành có chứa isoflavone, một loại estrogen thực vật, và có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú hoặc nguy cơ tái phát trong những người ung thư sống sót. Đây là kết quả một nghiên cứu được thực hiên khi các nhà nghiên cứu lo lắng liệu sản phẩm đậu nành có thể gây hại cho bệnh nhân ung thư vú. Và kết quả ghi nhận trái ngược với tác dụng của estrogen động vật, estrogen thực vật trong đậu nành lại có tác dụng tích cực.
Trong một nghiên cứu lớn hơn nhìn gần 10.000 người ung thư vú đã được cứu sống ở Hoa Kỳ và Trung Quốc, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn hơn 10mg isoflavones đậu nành mỗi ngày có tỷ lệ tái phát ung thư thấp hơn so với những người ăn ít hơn số lượng này. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng vào năm 2012.
Trà xanh
Ngược với sữa nhiều chất béo, trà xanh lại có tác dụng tích cực trong tiến triển của bệnh ung thư, các nghiên cứu đã cho thấy điều đó. Lý do chứng tỏ trà xanh trợ giúp tốt cho các bệnh nhân ung thư là nó hạn chế sự tăng trưởng của khối u. Theo nghiên cứu thực nghiệm ở động vật, hóa chất trong trà xanh gọi là polyphenol có thể ức chế loại protein thúc đẩy tăng trưởng tế bào ung thư và phòng ngừa các tế bào ung thư di căn.
Thoa Nguyễn (TH)
Video có thể bạn quan tâm Xem rắn phục kích ăn thịt đồng loại trong chớp mắt