Trong công văn gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh, thành ngày 29/8 về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022-2023, Bộ GD-ĐT đã chỉ ra các hoạt động yêu cầu các địa phương thực hiện. Việc công khai các khoản thu, chi đầu năm nằm trong số này. Dưới đây là 8 khoản tiền nhà trường được phép thu đầu năm học kèm theo cơ sở pháp lý cụ thể.
1. Học phí
Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/10/2021), HĐND cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng trên địa bàn của mình.
2. BHYT học sinh
Theo Khoản 21 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi năm 2012, điểm đ khoản 1 Điều 7 và điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP: BHYT học sinh bằng 4,5% mức lương cơ sở. Trong đó, nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.
3. Dạy thêm, học thêm trong nhà trường
Theo Điều 7 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, khoản tiền này sẽ do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường.
4. Tiền quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu
Theo Điều 9 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi.
5. Tiền phục vụ bán trú
Tùy từng địa phương.
6. Học 2 buổi/ngày
Tùy từng địa phương.
Tại Hà Nội, theo Quyết định 51/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội, tiểu học tối đa 100.000 đồng/học sinh/tháng; học sinh THCS tối đa 150.000 đồng/học sinh/tháng.
7. Học phẩm cho học sinh mầm non
Tùy từng địa phương
8. Nước uống học sinh
Tùy từng địa phương
>> Xem thêm: Gần 326 nghìn thí sinh không đăng ký nguyện vọng lên hệ thống, Bộ Giáo dục phát thông báo khẩn