Không chỉ đem lại sức khoẻ và sự năng động, thể thao còn giúp trẻ phát triển tình đồng đội, kỹ năng hợp tác, tính kỷ luật,… và tập trung tốt hơn trong giờ học.
Mỗi loại trò chơi sẽ giúp rèn luyện nhân cách cho trẻ em qua việc hình thành và phát triển nhiều phẩm chất và Kỹ năng sống cho trẻ. Hãy luôn cẩn trọng để giúp con trưởng thành và phát triển tốt các kĩ năng theo từng lứa tuổi.
Các môn thể thao phù hợp với từng lứa tuổi trẻ em (Ảnh minh họa). Ảnh Internet |
Từ 2 đến 5 tuổi
Các bé ở trong độ tuổi chập chững và trước tuổi đến trường thì đã bắt đầu nắm bắt được các chuyển động cơ bản nhưng chúng còn quá nhỏ để tham gia những hoạt động thể thao có tính tổ chức cao.
Ở tuổi này, các loại hình hoạt động tự do không theo khuôn khổ là tốt nhất cho bé. Hãy để bé thử các loại hình sau:
Chạy; Leo trèo; Đá; Nhào lộn; Nhảy múa; Chơi đuổi bắt với một quả bóng nhẹ cân; Đạp xe ba bánh; Chơi dưới nước có hướng dẫn và giám sát của người lớn
Tuổi từ 6 đến 7
Khi các bé lớn hơn, khả năng kết nối và tập trung chú ý của bé phát triển hơn, chúng cũng hiểu và làm theo các hướng dẫn nhanh hơn cũng như đã nắm được khái niệm làm việc nhóm.
Bóng chày hoặc áp dụng luật chơi bóng chày với bóng mềm hơn hay để bé đặt bóng lên một cây gậy hình chữ T rồi đánh bóng; Bóng đá; Thể dục; Bơi lội; Tennis; Chơi gôn; Điền kinh; Tập võ
8 Tuổi trở lên
Ở độ tuổi lên 8, các bé hầu như có thể chơi được hầu hết các môn thể thao, bao gồm cả các môn thể thao tương tác.
Đối với các môn thể thao có tính tổ chức không phải là lựa chọn duy nhất để duy trì sức khỏe và vóc dáng. Nếu con bạn không thích thể thao, hãy tìm các hoạt động thể chất khác để bé tham gia.
Hãy khuyến khích con bạn chơi cùng bạn của bé với các trò chơi như nhảy dây, ném bóng rổ hoặc trốn tìm. Bạn cũng có thể khuyến khích con luyện tập bằng việc mua và bật các băng video dạy nhảy, dạy thể thao hoặc các loại động tác khác.
K. Duy (tổng hợp)