Cây sả là một loại gia vị quen thuộc trong gia đình. Tuy nhiên, với nguồn dinh dưỡng dồi dào, cung cấp nhiều vitamin, folate, ma-giê, kẽm, đồng, sắt,… sả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cây sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Tên khoa học là Cymbopogon citratus (L.) Pers, họ lúa (Poaceae).
Nếu không tính đến các thành phần như carbohydrate và nước thì trung bình, trong khoảng 60g cây sả tươi có chứa 1.2g protein, 0.3g chất béo và rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin A, vitamin C, Folate, vitamin B6, vitamin B12.
Theo y học phương Đông, đây vốn được xem là một loại thảo dược có mùi thơm dễ chịu, dùng để xông hơi cho người đang bị cảm cúm, giúp hỗ trợ người bệnh mau phục hồi.
Ở vùng cao, cây sả được đốt thành tro làm muối chấm, mọi nơi dùng làm gia vị, làm thuốc chữa cảm lạnh, ăn không tiêu, nấu nước tắm, gội đầu. Cây trồng dọc bờ rào để trừ muỗi, rắn. Trồng nhiều sả để cất tinh dầu dùng trong nước và xuất khẩu. Trên thế giới chỉ có một số nước có sả. Việt Nam có khí hậu thích hợp với sả nên sả mọc hoang, trồng và di thực đều tốt trên khắp mọi miền đất nước.
Sả là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp nhà bạn |
Công dụng tuyệt vời của cây sả:
Giải cảm lạnh:
Nồi xông giải cảm lạnh, cúm. Nấu cùng các loại lá thơm khác (bưởi, tía tô, lá tre…).
Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Cây sả tươi 30 – 50 gam đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.
Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh
Theo tin tức trên báo Sức khỏe và Đời sống, khi bị tiêu chảy do lạnh có thể dùng sả để sắc nước uống.
Cách dùng: củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần). Nếu không đỡ thì thêm 15g tía tô, rất hiệu nghiệm.
Hỗ trợ tiêu hóa
Dùng trà từ sả hoặc tinh dầu sả sẽ hạn chế bệnh đau dạ dày, ợ khí chua, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, nó cũng giúp làm giảm các vấn đề về đầy hơi vì nó có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.
Chống khuẩn
Trong sả có chứa các thành phần như methylisoeugenol và một số chất khác có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Do đó, sử dụng sả trong việc ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết thương, ruột kết, niệu đạo, bàng quang, dạ dày, thành ruột, tuyến tiền liệt và thận rất hiệu quả.
Điều trị rối loạn kinh huyệt
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh, lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống cũng sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.
Cải thiện hệ thần kinh
Thành phần ma-giê, phốt-pho và folate trong sả là những dưỡng chất thiết yếu cho hệ thần kinh, giúp cải thiện sự tập trung, trí nhớ và khả năng xử lý thông tin của não.
Ngoài ra, tác dụng làm dịu và tinh chất tự nhiên của sả cũng giúp cải thiện giấc ngủ.
Bảo An (tổng hợp)