Thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nhất với Bà bầu. Sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh nên mọi loại thuốc hay vắc xin đưa vào cơ thể, chị em phải hết sức cân nhắc vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu và thai nhi.
Dưới đây là một số những khuyến cáo tiêm phòng vắc xin khi của Bác sĩ Trần Vũ Quang - khoa Sản 1 - Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị: Tiêm phòng vắc xin khi mang thai là 1 trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong hành trình 9 tháng thai kỳ.
Theo bác sĩ Trần Vũ Quang chia sẻ, việc tiêm phòng cho phụ nữ mang thai được chia làm 2 giai đoạn – trước và trong khi mang thai. Cụ thể các mũi vắc xin cần tiêm trong mỗi giai đoạn như sau:
Tiêm phòng trước khi mang thai
Khi lên kế hoạch sinh con, bên cạnh việc chuẩn bị tài chính, tâm lý, sắp xếp công việc…, chị em cần có một sức khỏe tốt nhằm tạo tiền đề cho hành trình 9 tháng mang thai khỏe mạnh.
Cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý thì tiêm ngừa đầy đủ các mũi vắc xin được khuyến cáo dành cho phụ nữ trước khi mang thai có vai trò như một lá chắn bảo vệ mẹ bầu và em bé trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Những vắc xin mà phụ nữ trước khi có bầu cần tiêm đó là: sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, cúm, nhằm tránh những rủi ro cho thai kỳ.
6 loại vắc xin phụ nữ trước khi có bầu cần tiêm. (Ảnh minh hoạ)
Bệnh sởi: Mẹ mang thai nếu bị bệnh sởi thì thai nhi có nguy cơ cao bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai, sinh non.
Bệnh quai bị: Virus quai bị có thể tác động xấu đến buồng trứng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, nếu trong 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối mang thai nếu mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi có nguy cơ cao bị , thậm chí thai chết lưu/ sinh non.
Bệnh rubella: Trong 3 tháng đầu mang thai, nếu mẹ nhiễm virus rubella thì 90% thai nhi bị dị tật chủ yếu liên quan đến não, tim, tai, mắt hoặc không thể tiếp tục phát triển. Hiện đã có vắc xin kết hợp sởi – quai bị – rubella, mẹ bầu nên tiêm vắc xin này trước khi mang thai 3 tháng.
Bệnh thủy đậu: Bệnh này có nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh thai nhi. Nếu mẹ chưa từng mắc thủy đậu cũng như chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu thì nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất 1 tháng.
Bệnh cúm: Đây là bệnh thường gặp, không gây biến chứng nguy hiểm nhưng với bà bầu, bệnh cảm cúm có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt nếu mẹ bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai.
Bệnh viêm gan B: Đây là bệnh nguy hiểm, có thể gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì có khả năng lây cho bé trong quá trình sinh nở. Vì vậy trước khi mang thai mẹ cần tầm soát viêm gan B để được tiêm phòng bổ sung hoặc có hướng giải quyết tránh nguy cơ truyền virus sang cho bé.
Tiêm phòng trong khi mang thai
Khi mang thai, bà bầu được khuyến cáo tiêm ngừa vắc xin uốn ván. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể tiêm vắc xin cúm, viêm gan B trong khi mang thai nhưng tốt nhất 2 vắc xin này nên được chủ động tiêm ngừa trước khi có thai, đặc biệt là vắc xin viêm gan B vì sau khi tiêm vắc xin này, cơ thể cần 3 tháng mới sản sinh đủ kháng thể chống lại virus gây bệnh.
Về vắc xin uốn ván: Đây là vắc xin phòng các bệnh nhiễm trùng cho mẹ và bé trong thai kỳ, khi sinh và sau sinh.
Bác sĩ Quang khuyến cáo, nếu mang thai lần đầu và chưa tiêm uốn ván trong vòng 5 năm gần nhất, mẹ cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh này.
Mũi đầu tiên nên thực hiện trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mũi thứ 2 tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.