Phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, khoảng 30% của Di sản thế giới được UNESCO công nhận đã biến mất theo thời gian vì sự xói mòn tự nhiên, sự tàn phá của con người và do thiếu bảo vệ.
Nhiều người dân đến lấy gạch từ Vạn Lý Trường Thành để xây nhà hoặc để bán là một nguyên nhân khiến diện tích kỳ quan thế giới này đang dần mai một.
Khoảng 30% chiều dài Vạn Lý Trường Thành, kỳ quan thế giới, đã biến mất theo thời gian. Nguyên nhân của sự mai một đó đến từ thiên nhiên và cả con người. Bên cạnh sự khắc nghiệt của thời tiết , việc người dân thiếu ý thức lấy gạch về xây nhà hoặc để bán có thể sẽ khiến Vạn Lý Trường Thành sớm biến mất.
|
30% chiều dài Vạn Lý Trường Thành đã biến mất theo theo gian. |
Trước đó, Quỹ Di tích Thế giới, trụ sở tại TP New York (Mỹ) hồi năm 2003 liệt Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc vào danh sách 100 di tích lịch sử đang bị đe dọa nhất. Phó Giám đốc CGWS Dong Yaohui hôm 29-6 cho biết phần cấu trúc ổn định của công trình nổi tiếng thế giới này chủ yếu tập trung tại tỉnh Hà Bắc và thủ đô Bắc Kinh. Tuy nó bền chắc hơn so với gạch bùn phơi khô ở các phần khác nhưng cũng dễ bị tàn phá bởi bão.
Các dữ liệu địa phương cho thấy vào mùa hè năm 2012, một đoạn tường thành dài 36 m ở địa phận Trương Gia Khẩu, phía Tây Bắc tỉnh Hà Bắc đã bị bão quật làm cho hư hại. Một đoạn tường thành ở Tần Hoàng Đảo cũng bị hở nặng, trong khi một số tháp chiến đấu ở huyện Lai Nguyên, phía Tây tỉnh Hà Bắc, bị sụp đổ hoàn toàn.
Được biết, Vạn Lý Trường Thành, được xây dựng từ thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, hoàn thiện vào thời nhà Minh. Đây là kỳ quan duy nhất trên thế giới có cấu trúc liền mạch, không gián đoạn, trải dài hàng nghìn cây số từ Sơn Hải Quan ở bờ biển phía đông đến Gia Dục Quan gần sa mạc Gobi. Tổng chiều dài Vạn Lý Trường Thành vào khoảng 9000 – 21.000km, dựa theo số liệu từ nhiều báo cáo.
Công nhân đang tu sửa Vạn Lý Trường Thành. |
Nguyên nhân tự nhiên được biết đến là do xói mòn tự nhiên. Thời tiết khắc nghiệt thời gian dài khiến tường đá bị ăn mòn dần. Ngoài ra, thực vật mọc từ trong lòng thành cũng phá ngang, thúc đẩy sự phá hủy của tường thành.
Bên cạnh đó, du khách và người dân địa phương cũng là một nguyên nhân khiến kỳ quan bị hủy hoại từng ngày.
Hơn nữa, du lịch và các hoạt động của cư dân địa phương cũng đang góp phần phá hoại Di sản văn hóa này. Dân làng nghèo ở quận Lô Long, phía bắc tỉnh Hà Bắc đã ăn cắp loại gạch màu xám, dày từ một phần Vạn Lý Trường Thành để xây nhà cửa. Người dân cũng ăn cắp các phiến đá khắc và các ký tự Trung Quốc, đem bán với giá 30 nhân dân tệ một sản phẩm.
Mặc dù, theo quy định của Trung Quốc, những người lấy cắp gạch từ Vạn Lý Trường Thành có thể bị phạt lên đến 5.000 nhân dân tệ (khoảng 17 triệu đồng), nhưng sự việc không có dấu hiệu dừng lại.
Người dân nghèo ở quận Lulong, phía bắc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, thường đến Vạn Lý Trường Thành để lấy loại gạch dày màu xám từ tường thành để về xây nhà. Những phiến đá có khắc ký tự Trung Quốc cũng có thể bán được với giá 30 NDT (khoảng 100.000 đồng).
Ngay cả các công ty du lịch cam kết bảo vệ Vạn Lý Trường Thành nhưng họ cũng chỉ chăm chăm vào nguồn thu mà không để ý công trình lịch sử này đang ngày một xuống cấp.
Bảo An (tổng hợp)