Cuối tháng 11 đầu tháng 12/2020, chuỗi cafe lớn nhất Đông Nam Á đã chính thức đặt dấu chân trên đất Việt Nam với cửa hàng cafe đầu tiên được Khai trương khá trầm lặng tại Trung tâm thương mại BigC Go (Bến Tre).
Tính đến thời điểm hiện tại, Café Amazon đã setup xong quán thứ 2 tại Phan Xích Long (Phú Nhuận) và đang đi vào thử nghiệm.
Trước đó vào cuối năm 2019, thông tin từ Dealstreat Asia hé lộ cho hay Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) và Central Restaurants Group đã công bố hợp tác để cùng vận hành chuỗi Café Amazon tại Việt Nam.
>>Xem ngay:'Mỏ vàng' của Đặng Lê Nguyên Vũ ngày càng 'lộ thiên' giúp ông chủ thu về tay loạt thường vụ hời
Điều đáng nói là Central Group chính là một trong những ông lớn với loạt thương vụ đình đám đáng kể đến như mua lại Nguyễn Kim, Big C và Lan Chi Mart.
Theo tiết lộ của tờ BangkokPost, tổng số vốn đầu tư cho dự án này lên đến 3,5 triệu USD, trong đó PTT chiếm 60% cổ phần và Central Group nắm giữ 40% cổ phần.
>>Có thể bạn quan tâm: Đạo diễn Dốc tình lần đầu 'bóc trần bộ mặt thật' của Đặng Lê Nguyên Vũ
Thời điểm này, Phó chủ tịch điều hành cấp cao của PTTOR, ông Wisarn Chawalitanon xác nhận Việt Nam hiện có khá nhiều tiềm năng để phát triển kinh doanh cửa hàng cafe vì có nền kinh tế tăng trưởng cao với lượng tiêu dùng cafe 'khổng lồ'.
Cũng theo tiết lộ của ông Wisarn Chawalitanon, Café Amazon sẽ mở thêm các chi nhánh bằng cách nhượng quyền thương mại cho các doanh nghiệp nội địa.
Tính đến thời điểm hiện tại, chuỗi cafe lớn nhất Đông Nam Á đã xuất hiện tại 'thủ phủ ăn chơi' của TP HCM với cửa hàng thứ 2 của mình và đang trong quá trình chạy thử.
Café Amazon ra mắt thị trường từ những năm 2002 và là một trong chuỗi cafe phổ biến nhất tại Thái Lan với 3.513 cửa hàng trong nước và 278 cửa hàng quốc tế.
Năm 2011, Café Amazon bắt đầu lấn sân sang thị phần bên ngoài với 10 quốc gia Châu Á và thu về 2,4 triệu lượt khách mỗi năm.
Với tham vọng trở thành thương hiệu cafe toàn cầu, Café Amazon hiện đang được xem là đối thủ nặng ký với đế chế cafe Trung Nguyên mà Đặng Lê Nguyên Vũ đang xây dựng.
Cũng áp dụng mô hình kinh doanh chuyển nhượng và được coi là chiêu thức kinh doanh góp phần thu về loạt thương vụ hời, 'con cưng' của ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên tập trung đánh mạnh ở 2 mũi chiến lược khi một mặt mở rộng khắp các cửa hàng trong nước, mặt khác đem thương hiệu cafe Việt quảng bá ra toàn cầu.
Chung tham vọng đưa thương hiệu cafe của mình thống trị cafe toàn cầu, liệu rằng ông Đặng Lê Nguyên Vũ có đủ sức đánh bật 'khách lạ' để giành lấy thị phần trong nước và phát triển rộng hơn ở nước ngoài?
Trong khi thương hiệu cafe của ông Vũ cũng đã lăm le từng tấn công thị trường Mỹ, Lào, Trung Quốc thì 'đối thủ nặng ký' Café Amazon cũng tấn công thị trường Trung Quốc, Malaysia và Singapore vào năm 2019.